Thứ sáu, 19-4-2024 - 19:48 GMT+7  Việt Nam EngLish 

  Hợp tác với Việt Nam là một ưu tiên của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Thứ sáu, 19-4-2024)

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo bày tỏ tin tưởng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Phái đoàn COASI sẽ góp phần xây dựng hiểu biết chung giữa hai bên, qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-EU.


  Quyết tâm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hungary (Thứ tư, 17-4-2024)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị thúc đẩy các cơ chế hợp tác sẵn có giữa Việt Nam và Hungary, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, quyết tâm nâng kim ngạch thương mại song phương.


  Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Cơ hội thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo (Thứ ba, 16-4-2024)

Diễn đàn là dịp để Chính phủ cùng các địa phương, DN trong nước và quốc tế tăng cường hợp tác với mục tiêu là đổi mới sáng tạo, phát triển năng lượng xanh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.


  Paraguay mong muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam (Thứ hai, 15-4-2024)

Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Paraguay với Việt Nam trong năm 2023 đạt 240 triệu USD, trong đó hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang nước Nam Mỹ đạt gần 110 triệu USD và nhập khẩu, 130 triệu USD.


  Mexico đình chỉ đàm phán FTA với Ecuador sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao (Thứ tư, 10-4-2024)

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Mexico, sự cố ngoại giao nghiêm trọng vừa qua giữa hai nước đã lan sang quan hệ thương mại song phương, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực liên quan.


  Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác kinh tế thương mại song phương (Thứ ba, 9-4-2024)

Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên, góp phần tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.


  Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình hợp tác tài chính ASEAN (Thứ hai, 8-4-2024)

Mặc dù phải đối diện với những tác động của đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính Việt Nam đã cùng các nước thành viên tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác tài chính khu vực theo đúng mục tiêu đề ra.


  Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam công bố chiến lược nhiều tham vọng (Thứ sáu, 5-4-2024)

Ưu tiên số một của Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vẫn là theo đuổi mục tiêu kiên định: tăng cường kết nối giao thương kinh tế Đức-Việt và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với các bên hữu quan.


  ASEAN tăng cường kết nối công nghệ, hướng tới tăng trưởng bao trùm (Thứ tư, 3-4-2024)

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-Campuchia năm 2024 với chủ đề “Giải phóng tiềm năng của ASEAN: Kết nối công nghệ và tăng trưởng bao trùm” thu hút hơn 450 đại biểu tham dự.


  Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (Thứ hai, 1-4-2024)

Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá Việt Nam, cân bằng cán cân thương mại. Trong tương lai, hai bên đang tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực mới như phát triển Xanh, năng lượng mới.


  Bài phát biểu bế mạc MC13 của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala (Chủ nhật, 31-3-2024)

Chúng tôi triệu tập MC13 trong bối cảnh quốc tế được đánh dấu bằng sự bất ổn lớn hơn bất cứ lúc nào mà tôi có thể nhớ được. Trong suốt nhiều giờ đàm phán ở đây, chúng tôi đã chứng kiến những khoảnh khắc hợp tác khó khăn nhưng bổ ích, khi các Bộ trưởng vượt qua những bất đồng gay gắt, tham gia vào các cuộc thảo luận gay gắt và tìm ra điểm chung. Điều tuyệt vời của WTO là mỗi thành viên đều có tiếng nói bình đẳng, nhưng điều đó cũng phải dễ dàng. Tuy nhiên, chúng tôi là một tổ chức độc đáo và tôi nghĩ chi phí đó là xứng đáng. Hãy tiếp tục để chúng ta có thể khiến mọi tiếng nói đều được lắng nghe!


  Tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada (Thứ sáu, 29-3-2024)

Ước tính khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường này.


  Các thành viên thống nhất về thời gian biểu cho các phiên họp chuyên đề về tiếp cận thị trường, thảo luận các mối quan ngại về thương mại (Thứ sáu, 29-3-2024)

Tại cuộc họp của Ủy ban Tiếp cận Thị trường (CMA) vào ngày 25-26 tháng 3 năm 2024, các thành viên đã nhất trí về thời gian biểu cho các phiên họp chuyên đề vào năm 2024, tập trung vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và cách thúc đẩy Hệ thống hài hòa (HS) xanh hơn, hệ thống được sử dụng để phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phân loại hàng hóa buôn bán. Các thành viên cũng giải quyết nhiều vấn đề thương mại và bầu ông Kenya Uehara (Nhật Bản) làm Chủ tịch lâm thời của Ủy ban.


  Tăng xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc (Thứ năm, 28-3-2024)

Theo Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Giang, những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy-Thiên Bảo ổn định; nhu cầu của thị trường Trung Quốc với hàng nông sản tăng.


  Thái Bình thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với các địa phương của Đức (Thứ tư, 27-3-2024)

Với vị trị địa lý thuận lợi trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng Quảng Ninh và lợi thế về cơ sở hạ tầng công nghiệp, Thái Bình là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp Đức.


  Các thành viên WTO xem xét các cách hỗ trợ quá trình chuyển đổi suôn sẻ sau khi tốt nghiệp tình trạng LDC (Thứ tư, 27-3-2024)

Hoan nghênh quyết định loại bỏ LDC đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13, các thành viên WTO đã chia sẻ kinh nghiệm tại cuộc họp của Tiểu ban về các nước kém phát triển (LDC) vào ngày 25 tháng 3 năm 2024 về cách hỗ trợ các nước LDC khi rời khỏi danh mục LDC. Chủ tịch mới được bầu của Tiểu ban, Đại sứ Ib Petersen (Đan Mạch) cho biết: “Thật đáng khích lệ khi thấy rằng các thành viên WTO đã thể hiện cam kết hỗ trợ quá trình chuyển đổi suôn sẻ cho các nước LDC sắp tốt nghiệp”.


  Quảng Ninh: Hội nghị Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ AKFTA (Thứ ba, 26-3-2024)

Tại hội nghị, đại biểu các nước sẽ rà soát và hướng tới mục tiêu gần 7.000 dòng thuế của danh mục chuyển đổi quy tắc mặt hàng trong AKFTA, thảo luận tiến độ thực thi quy tắc xuất xứ theo HS mới.


  Các thành viên đạt được tiến bộ trong lần rà soát thứ sáu của Hiệp định SPS, thảo luận các quan ngại thương mại (Thứ hai, 25-3-2024)

Các thành viên WTO đã đạt được tiến bộ với Đánh giá lần thứ sáu về hoạt động và thực thi Hiệp định WTO về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (Hiệp định SPS) và giải quyết nhiều mối lo ngại thương mại tại cuộc họp của Ủy ban SPS vào ngày 20-22/3/2024. Các thành viên cũng lưu ý đến Tuyên bố được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13) tại Abu Dhabi về việc thực hiện các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&DT) của Hiệp định SPS và Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT).


  Việt Nam và Hà Lan tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp (Thứ sáu, 22-3-2024)

Đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn lực lớn về khoa học, công nghệ, tài chính; do đó, sự quan tâm hợp tác, đầu tư từ quốc tế trong đó có Hà Lan là vô cùng quan trọng và ý nghĩa.


  Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam (Thứ năm, 21-3-2024)

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ các ngành mới nổi.


  "Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng đối với toàn bộ khối Mercosur" (Thứ tư, 20-3-2024)

Chuyên gia Argentina cho rằng với vị trí địa lý quan trọng ở khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam là cửa ngõ quan trọng đối với các quốc gia Mercosur để đi vào thị trường ASEAN.


  Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với bang Maryland của Mỹ (Thứ ba, 19-3-2024)

Đại diện Bộ Thương mại bang Maryland rất quan tâm đến việc hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, giáo dục, logistics, du lịch, đầu tư sản xuất điện thoại thông minh.


  Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Thứ năm, 14-3-2024)

Nguyên đơn cáo buộc việc nhập khẩu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester tăng mạnh so với sản xuất và tiêu thụ nội địa, gây ra thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ.


  Argentina coi Việt Nam là thị trường quan trọng nhất trong ASEAN (Thứ tư, 13-3-2024)

Kỹ sư nông nghiệp Mariano Winograd cho biết Việt Nam là đối tác thương mại lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm của Argentina, đồng thời nhận định Việt Nam sẽ rất phát triển trong những năm tới.


  Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính (Thứ ba, 12-3-2024)

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin tới Bộ Tài chính Nhật Bản về Dự án Đường sắt Cao tốc Bắc-Nam, trong đó huy động 30% từ vốn nước ngoài, và mong muốn Nhật Bản tham gia cung ứng vốn cho dự án này.


  Việt Nam-New Zealand hướng tới kim ngạch thương mại 2 tỷ USD trong năm 2024 (Thứ hai, 11-3-2024)

Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam-New Zealad bao gồm các hoạt động mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, phòng vệ phương mại, hợp tác tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà hai nước là thành viên.


  Việt Nam và Australia ký biên bản ghi nhớ hợp tác tài chính cho giai đoạn mới (Thứ bảy, 9-3-2024)

Biên bản ghi nhớ đã cụ thể hóa những định hướng lớn và tiềm năng của hai bên, mục tiêu nâng cao đối thoại, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, hoạch định chính sách tài chính-ngân sách,


  Việt Nam trong mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa ASEAN và Canada (Thứ sáu, 8-3-2024)

Theo Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Canada-ASEAN, Việt Nam hiện là điểm đến hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Canada khi thâm nhập thị trường khu vực Đông Nam Á này.


  Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành của Việt Nam (Thứ năm, 7-3-2024)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp Australia đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành của Việt Nam; trong đó dẫn đầu là Bà Rịa-Vũng Tàu.


  Chuyên gia kinh tế Uruguay đánh giá cao tiềm năng hợp tác Mercosur-Việt Nam (Thứ tư, 6-3-2024)

Chuyên gia nhận định các doanh nghiệp Nam Mỹ rất quan tâm tới thị trường Việt Nam bởi Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tích hợp rất tốt vào chuỗi giá trị toàn cầu.



© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710720607