
Quản lý chất lượng ngành sữa của Singapore (Thứ bảy, 12-7-2025)
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore có quỹ đất hạn chế (chỉ khoảng 730km2), nhỏ hơn rất nhiều các nước có ngành chăn nuôi bò sữa, và chủ yếu sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở, hạ tầng công nghiệp công nghệ cao. Diện tích đất nông nghiệp của nước này chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của quốc gia và phần lớn được ưu tiên cho sản xuất rau, cá và trứng do các mặt hàng có thể phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị (urban agriculture) hoặc công nghệ cao.

Măng và sản phẩm từ măng trong văn hóa ẩm thực Đài Loan (Thứ bảy, 12-7-2025)
Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc xin giới thiệu bài viết "Măng và sản phẩm từ măng trong văn hóa ẩm thực Đài Loan" để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này vào thị trường Đài Loan.

Úc xuất khẩu 2,57 triệu tấn lúa mì trong tháng 5 (Thứ sáu, 11-7-2025)
Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Úc trong tháng 5/2025 Úc xuất khẩu tổng cộng 2.570.693 tấn lúa mì bao gồm cả lúa mì cứng (durum) khối lượng này giảm nhẹ 14.495 tấn so với mức 2.585.188 tấn trong tháng 4 nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là 1.587.567 tấn.

Thị trường ngũ cốc ngày 11 tháng 7 năm 2025 (Thứ sáu, 11-7-2025)
Thời tiết tiếp tục thuận lợi cho cây trồng ở Mỹ, với mưa rải rác tại South Dakota, Minnesota và Iowa hỗ trợ sự phát triển của ngô và đậu tương. Dự báo trong 6 –10 ngày tới cho thấy nhiệt độ ở vùng Corn Belt sẽ từ mức trung bình đến thấp hơn trung bình, làm tăng kỳ vọng về khả năng đạt năng suất kỷ lục. Tại miền Tây Canada, mưa gần đây đã góp phần ổn định tiềm năng năng suất lúa mì xuân và cải dầu.

Thị trường kim loại thế giới ngày 11/7: Giá bạc bứt phá, đồng phục hồi mạnh, quặng sắt tăng phiên thứ ba liên tiếp (Thứ sáu, 11-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/7 giá bạc tăng vọt, đồng đảo chiều tăng sau chuỗi ngày sụt giảm, giá quặng sắt tiếp tục leo thang nhờ kỳ vọng cải cách từ Trung Quốc. Trong khi đó, giá vàng gần như không đổi, bị kìm hãm bởi sức mạnh của đồng USD.

OPEC khẳng định dầu mỏ vẫn là trụ cột năng lượng toàn cầu đến 2050 (Thứ sáu, 11-7-2025)
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng đến năm 2050, cho rằng việc sớm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là điều không khả thi do nhu cầu dầu mỏ tăng bởi tăng trưởng kinh tế.

Giá thép cây toàn cầu chịu áp lực từ yếu tố mùa vụ (Thứ năm, 10-7-2025)
Bước sang tháng 7, thị trường thép cây toàn cầu chứng kiến những xu hướng trái ngược tại các khu vực. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thép giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do nhu cầu trong nước suy yếu và xuất khẩu gặp khó khăn. Trong khi đó, châu Âu bước vào giai đoạn trầm lắng theo mùa, với hoạt động giao dịch giảm mạnh. Ngược lại, tại Mỹ, giá thép tăng nhờ loạt rào cản thương mại mới được triển khai, giúp bảo vệ thị trường nội địa. Còn tại Trung Quốc, giá thép biến động do kỳ vọng về việc siết sản lượng xen lẫn với thực tế là nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Thị trường nông sản thế giới ngày 10/7: Giá cà phê giảm mạnh, lúa mì và ngô tăng nhẹ (Thứ năm, 10-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/7, thị trường nông sản thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều: giá lúa mì và ngô tăng nhẹ, đậu tương tiếp tục giảm sâu, giá tiêu giữ ổn định, trong khi cà phê sụt giảm mạnh.

Thị trường kim loại thế giới ngày 10/7: Giá quặng sắt tăng phiên thứ hai liên tiếp, vàng và bạc tăng nhẹ (Thứ năm, 10-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/7, giá quặng sắt tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp nhờ lượng hàng xuất khẩu giảm và nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới. Trong khi đó, vàng và bạc tăng nhẹ do giới đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn, bất chấp áp lực từ đồng USD mạnh lên và chính sách tiền tệ của Mỹ.

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép cuộn cán nóng (HRC) từ Trung Quốc (Thứ năm, 10-7-2025)
Theo dữ liệu hải quan, trong năm qua, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 11,7 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khoảng 8,4 triệu tấn đến từ Trung Quốc, tăng 38%.

Sản lượng thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc tăng tuần thứ ba liên tiếp (Thứ tư, 9-7-2025)
Sản lượng thép cuộn cán nóng (HRC) của 37 nhà sản xuất thép Trung Quốc được Mysteel theo dõi thường xuyên đã đạt 3,28 triệu tấn trong tuần từ 26/6 đến 2/7, tăng nhẹ 0,3% (tương đương 9.000 tấn) so với tuần trước. Đây là tuần tăng thứ ba liên tiếp, theo kết quả khảo sát sản lượng hàng tuần của Mysteel.

Giá thép tại Trung Quốc có thể phục hồi nhẹ trong tháng 7 sau hai tháng giảm liên tiếp (Thứ tư, 9-7-2025)
Sau hai tháng giảm liên tiếp, đà sụt giá của thép tại Trung Quốc có thể chấm dứt trong tháng này, với kỳ vọng giá sẽ phục hồi nhẹ. Đây là nhận định của ông Vương Kiến Hoa – Chuyên gia phân tích trưởng tại Mysteel – trong báo cáo triển vọng tháng 7 vừa công bố.

Thị trường kim loại ngày 9/7: Giá đồng và quặng sắt tăng nhẹ, vàng giảm do áp lực từ USD và lợi suất trái phiếu (Thứ tư, 9-7-2025)
Chốt phiên giao dịch ngày 8/7, giá vàng giảm hơn 1% khi tâm lý lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - châu Á làm suy yếu nhu cầu đối với tài sản trú ẩn. Đồng thời, đồng USD mạnh lên cùng lợi suất trái phiếu tăng càng gia tăng áp lực lên kim loại quý.

Thị trường than toàn cầu tuần 1 tháng 7 năm 2025 (Thứ ba, 8-7-2025)
Tuần đầu tháng 7/2025, thị trường than toàn cầu chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý khi giá than tại các khu vực trọng điểm như châu Âu, Nam Phi và Trung Quốc biến động mạnh do thời tiết cực đoan, gián đoạn vận chuyển và biến động cung cầu. Trong khi giá than nhiệt tại châu Âu tăng vọt rồi nhanh chóng hạ nhiệt, thị trường châu Á lại chịu ảnh hưởng bởi tồn kho giảm và nhu cầu hồi phục cục bộ.

Thị trường phôi thép toàn cầu tuần 1 tháng 7 năm 2025 (Thứ ba, 8-7-2025)
Trong tuần vừa qua, thị trường phôi thép toàn cầu ghi nhận diễn biến trái chiều khi giá chào tăng nhẹ tại một số khu vực nhưng hoạt động thương mại nhìn chung vẫn ở mức thấp. Nhu cầu yếu từ các ngành hạ nguồn cùng tâm lý mua vào dè dặt tiếp tục khiến thị trường duy trì không khí trầm lắng. Dù vậy, một số tín hiệu tích cực cho thấy thị trường có thể khởi sắc dần trong thời gian tới.

Thị trường nông sản thế giới ngày 8/7: Giá ngô, lúa mì, đậu tương giảm do thời tiết thuận lợi và áp lực thương mại (Thứ ba, 8-7-2025)
Chốt phiên giao dịch ngày 7/7, giá cà phê và tiêu giữ đà ổn định, trong khi các mặt hàng nông sản chính như ngô, đậu tương và lúa mì đồng loạt giảm mạnh do điều kiện thời tiết thuận lợi và thiếu thông tin hỗ trợ từ thương mại quốc tế.

Thị trường kim loại thế giới ngày 8/7: Giá vàng, đồng và quặng sắt đồng loạt giảm do lo ngại nhu cầu suy yếu (Thứ ba, 8-7-2025)
Giá kim loại thế giới đồng loạt giảm trong phiên giao dịch ngày 7/7, trong bối cảnh thị trường lo ngại nhu cầu suy yếu, căng thẳng thương mại leo thang và chính sách thuế quan mới từ Mỹ.

Thị trường thép cuộn cán nóng toàn cầu tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm trong tháng 6/2025 (Thứ hai, 7-7-2025)
Trong tháng 6/2025, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu ghi nhận sự mất cân đối rõ rệt. Tại Mỹ, các nhà sản xuất trong nước đã thành công trong việc tăng giá nhờ vào chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump. Ngược lại, tại Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), thị trường tiếp tục trầm lắng do nhu cầu tiêu dùng yếu, tồn kho tăng cao và áp lực cạnh tranh gay gắt, buộc các nhà cung cấp phải hạ giá bán. Dù cuối tháng có tín hiệu ổn định nhẹ, tâm lý chung trên thị trường vẫn rất thận trọng.

Thị trường phế liệu toàn cầu tuần 1 tháng 7/2025 (Thứ hai, 7-7-2025)
Tuần qua, thị trường phế liệu sắt toàn cầu ghi nhận xu hướng đi ngang trong bối cảnh nhu cầu thép suy yếu, thời tiết mưa bão, kỳ nghỉ lễ và tâm lý mua vào thận trọng. Giao dịch trầm lắng tại các thị trường chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh; trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc chịu ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá và tồn kho gia tăng.

Nhập khẩu thép thanh của Mỹ giảm trong tháng 4 (Thứ hai, 7-7-2025)
Theo Bộ Thương mại Mỹ (USDOC), trong tháng 4/2025, nước này đã nhập 55.000 tấn thép thanh, giảm 36% so với tháng trước và giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu thép dẹt không gỉ cán nguội của Nhật Bản giảm trong tháng 5 (Thứ hai, 7-7-2025)
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 5/2025, nước này đã nhập khẩu 17.700 tấn thép dẹt không gỉ cán nguội, giảm 4,0% so với tháng trước và giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu (Thứ hai, 7-7-2025)
Trong tuyên bố sau cuộc họp tại Vienna (Áo), Saudi Arabia, Nga và 6 thành viên chủ chốt khác của OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 548.000 thùng/ngày.

5 tháng đầu năm xuất khẩu thép thanh của Thổ Nhĩ Kỳ tăng (Chủ nhật, 6-7-2025)
Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong 5 tháng đầu năm 2025, nước này đã xuất 1,65 triệu tấn thép thanh, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường nông sản thế giới ngày 4/7: Giá cà phê giảm mạnh, ngô và đường bật tăng (Thứ sáu, 4-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7 giá cà phê và ca cao giảm mạnh do áp lực nguồn cung, trong khi giá ngô và đường phục hồi nhờ thông tin hỗ trợ từ cung – cầu. Lúa mì giảm nhẹ, còn đậu tương tiếp tục tăng nhờ hoạt động đầu cơ.

Nhập khẩu phế liệu của Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025 (Thứ sáu, 4-7-2025)
Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 2,536 triệu tấn phế liệu sắt thép với tổng trị giá đạt hơn 812,5 triệu USD, tăng lần lượt 27,71% về lượng và 7,24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Dữ liệu cho thấy sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu thị trường nhập khẩu, nổi bật là sự mở rộng từ các đối tác truyền thống và xuất hiện thêm những nguồn cung mới tiềm năng.

Thị trường kim loại thế giới ngày 4/7: Giá đồng quay đầu giảm, thép và quặng sắt bật tăng (Thứ sáu, 4-7-2025)
Chốt phiên giao dịch ngày 3/7, thị trường kim loại thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều khi giá vàng, bạc, đồng và nhiều kim loại công nghiệp khác đồng loạt giảm, trong khi thép và quặng sắt tăng mạnh nhờ kỳ vọng từ thị trường Trung Quốc.

Thị trường nông sản thế giới ngày 3/7: Giá tiêu tiếp tục tăng, ca cao giảm phiên thứ tư liên tiếp (Thứ năm, 3-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/7, thị trường nông sản ghi nhận xu hướng tăng giá ở nhiều mặt hàng chủ lực như ngô, lúa mì, đậu tương và tiêu. Trong khi đó, ca cao và đường tiếp tục sụt giảm mạnh, còn cà phê biến động trái chiều giữa hai sàn lớn.

Thị trường kim loại ngày 3/7: Giá đồng và thép bật tăng nhờ kỳ vọng chính sách (Thứ năm, 3-7-2025)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/7, thị trường kim loại thế giới chứng kiến sự phân hóa rõ nét. Giá bạc và nhôm giảm nhẹ, trong khi các kim loại như vàng, đồng, kẽm, chì, bạch kim, quặng sắt và thép ghi nhận mức tăng tích cực nhờ kỳ vọng chính sách tiền tệ và nhu cầu phục hồi mạnh tại Trung Quốc.

Thị trường kim loại thế giới ngày 2/7: Giá đồng lập đỉnh 3 tháng, vàng tăng mạnh, sắt thép suy yếu (Thứ tư, 2-7-2025)
Chốt phiên giao dịch ngày 1/7, giá vàng và đồng tăng đáng kể trong bối cảnh bất ổn thương mại và triển vọng chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ. Trong khi đó, bạc, bạch kim, quặng sắt và thép đồng loạt giảm do áp lực từ nhu cầu yếu và tâm lý thị trường kém lạc quan.

Thị trường nông sản thế giới ngày 2/7: Ca cao lao dốc mạnh, đậu tương tăng phiên thứ ba liên tiếp (Thứ tư, 2-7-2025)
Chốt phiên giao dịch ngày 1/7 giá ca cao giảm sâu trong khi đậu tương tiếp tục xu hướng tăng nhẹ sang phiên thứ ba liên tiếp. Các mặt hàng như đường, tiêu và lúa mì đều ghi nhận diễn biến tích cực, ngược lại ngô và cà phê tiếp tục suy yếu.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đứng đầu ...
4 tháng đầu năm 2025, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì là những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 4 tháng năm ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 ...