Thứ năm, 30-11-2023 - 17:30 GMT+7  Việt Nam EngLish 

  Nhật Bản tài trợ 55.000 CHF giúp các nước LDC tham gia đàm phán trợ cấp thủy sản (Thứ hai, 30-10-2023)

Nhật Bản đóng góp 55.934 CHF vào năm 2023 để giúp trang trải chi phí cho các quan chức từ các nước kém phát triển nhất (LDC) tham gia trực tiếp vào các vòng đàm phán thứ hai nhằm hạn chế trợ cấp nghề cá có hại. Khoản đóng góp này được Nhật Bản cung cấp cho Quỹ ủy thác trợ cấp thủy sản của WTO được thành lập vào tháng 5 năm 2019 theo yêu cầu của các thành viên LDC của WTO.


  Sự gia tăng chấp thuận chính thức hiệp định về trợ cấp nghề cá giúp hiệp định này sắp có hiệu lực (Thứ tư, 25-10-2023)

Ngày 23 tháng 10 năm 2023, bảy thành viên WTO đã nộp văn kiện chấp nhận hiệp định về trợ cấp nghề cá, đưa hiệp định lịch sử về sự bền vững của đại dương đến gần hơn với sự hiện thực hóa được nhiều người mong đợi. Các quan chức cấp cao của Albania, Úc, Botswana, Cuba, Côte d'Ivoire, Hàn Quốc và Saint Lucia đã đệ trình văn kiện chấp thuận tới Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala trong một buổi lễ bên lề Hội nghị các quan chức cấp cao kéo dài hai ngày tại trụ sở của WTO ở Geneva.


  Trung Quốc cam kết hỗ trợ 450.000 USD cho Chương trình gia nhập WTO và các nước kém phát triển nhất (Thứ ba, 24-10-2023)

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ 450.000 USD (402.000 CHF) cho các nước kém phát triển nhất (LDC) và Chương trình gia nhập WTO (còn gọi là Chương trình Trung Quốc). Chương trình Trung Quốc - được khởi xướng vào tháng 7 năm 2011 theo Sáng kiến hỗ trợ thương mại WTO - nhằm mục đích cho phép các nước LDC hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu bằng cách tăng cường sự tham gia vào các hoạt động của WTO và giúp đỡ những nước chưa phải là thành viên tham gia tổ chức.


  Macao (Trung Quốc) chính thức chấp nhận Hiệp định trợ cấp nghề cá (Thứ hai, 23-10-2023)

Ngày 19/10/2023, Macao (Trung Quốc) đã gửi văn kiện chấp thuận hiệp định trợ cấp thủy sản. Bà Lúcia Abrantes Dos Santos, Đại diện thường trực Macao (Trung Quốc) tại WTO đã đệ trình văn kiện chấp thuận lên Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala.


  Đức hỗ trợ 500.000 EUR để nâng cao năng lực giao dịch của các nền kinh tế đang phát triển (Thứ hai, 23-10-2023)

Chính phủ Đức đang đóng góp 500.000 EUR (khoảng 480.000 CHF) để giúp các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển nhất (LCD) tham gia tích cực hơn vào các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Ngày 19 tháng 10 năm 2023, Đại diện thường trực Đức tại WTO, ông Bettina Waldmann, đã thay mặt Chính phủ Đức ký kết Biên bản ghi nhớ về khoản đóng góp này tại trụ sở WTO.


  Sự tham gia của Timor-Leste vào hiệp định công nghệ thông tin và hiệp định công nghệ thông tin mở rộng đã được phê duyệt (Thứ hai, 23-10-2023)

Ngày 19 tháng 10 năm 2023, các bên tham gia hiệp định công nghệ thông tin (ITA) và hiệp định công nghệ thông tin mở rộng WTO đã thông qua sự tham gia của Timor-Leste vào ITA và hiệp định ITA mở rộng, khiến nước này trở thành quốc gia kém phát triển thứ ba (LDC) tham gia ITA và là nước kém phát triển thứ hai tham gia hiệp định ITA mở rộng.


  Việt Nam đăng cai Hội nghị-Triển lãm Công nghệ Hải quan Thế giới (Thứ sáu, 29-9-2023)

Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị quốc tế lớn nhất của Tổ chức Hải quan Thế giới với chủ đề “Đón đầu kỷ nguyên số: Ứng dụng công nghệ, Thúc đẩy đổi mới và Nuôi dưỡng thế hệ hải quan kế cận chuyên nghiệp.”


  Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo tập đoàn kinh tế Bulgaria, Đan Mạch (Thứ ba, 26-9-2023)

Tiếp lãnh đạo SoPharma và DSV, Chủ tịch Quốc hội cho biết chuyến thăm của Đoàn Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, kinh doanh với doanh nghiệp các nước.


  Mexico kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ VN (Thứ ba, 26-9-2023)

Mexico vừa kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, dự kiến kết luận cuối cùng của vụ việc lần này sẽ được ban hành vào tháng Một tới.


  Đối thoại về ô nhiễm nhựa đạt tiến bộ về dự thảo tuyên bố MC13 (Thứ hai, 25-9-2023)

Ngày 21/9/2023, tại cuộc Đối thoại về ô nhiễm nhựa và buôn bán nhựa bền vững với môi trường, các thành viên WTO và các bên liên quan đã thảo luận về dự thảo đầu tiên về ô nhiễm nhựa sẽ được ban hành tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13) vào tháng 2 năm 2024. Các điều phối viên của Đối thoại hoan nghênh phản hồi tích cực từ các đại biểu tham gia, đánh giá dự thảo sửa đổi là một bước quan trọng gần hơn để đạt được kết quả “cụ thể, thực tế và hiệu quả” tại MC13.


  Các thành viên WTO đề cập đến thương mại điện tử và chuyển giao công nghệ trong phiên họp chuyên đề cuối cùng (Thứ hai, 25-9-2023)

Ngày 21/9/2023, các thành viên WTO đã thảo luận về thương mại điện tử và chuyển giao công nghệ như một phần của cuộc thảo luận chuyên đề lần thứ tám được tổ chức trong năm nay theo Chương trình làm việc về Thương mại điện tử.


  Bước ngoặt mạnh mẽ để doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác, đầu tư (Thứ ba, 19-9-2023)

Các doanh nghiệp cho rằng việc Việt Nam-Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện là bước ngoặt mạnh mẽ và tích cực để doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư.


  Ukraine đệ đơn lên WTO kiện 3 nước Đông Âu cấm nhập khẩu ngũ cốc (Thứ ba, 19-9-2023)

Ukraine cáo buộc việc Ba Lan, Slovakia và Hungary ra lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Kiev là vi phạm nghĩa vụ quốc tế của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).


  Iceland tài trợ 500.000 CHF cho Cơ chế Tài trợ Thủy sản của WTO (Thứ hai, 18-9-2023)

Chính phủ Iceland đã đóng góp 500.000 CHF cho Cơ chế Tài trợ Thủy sản của WTO để hỗ trợ các thành viên đang phát triển và các quốc gia kém phát triển nhất thực hiện hiệp định về trợ cấp thủy sản. Ngày 13/9/2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Iceland, ông Martin Eyjólfsson, đã thông báo khoản đóng góp này đến Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala.


  Hội thảo cấp cao thảo luận về các chiến lược toàn diện cho hành động vì khí hậu, thương mại bền vững (Thứ hai, 18-9-2023)

Ngày 14/9/2023, các đại biểu tham gia hội thảo cấp cao tại Diễn đàn Công cộng 2023 cho biết, việc trao quyền cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trong quá trình ra quyết định là điều bắt buộc để giải quyết những thách thức phức tạp do biến đổi khí hậu đặt ra. Các đại biểu cũng đã thảo luận về cách tiếp cận toàn diện bao gồm các quan điểm đa dạng có thể giúp phát triển các chiến lược toàn diện và mở đường cho một tương lai bền vững cho các cộng đồng trên toàn cầu.


  Ngành thép nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách thương mại trong nỗ lực khử cacbon trước COP28 (Thứ sáu, 15-9-2023)

Ngày 13/9/2023, tại Diễn đàn Công cộng, các nhà sản xuất thép hàng đầu đã thảo luận về cách chính sách thương mại có thể hỗ trợ một sân chơi bình đẳng cho quá trình khử cacbon. Các nhà điều hành ngành đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại dựa trên quy tắc của WTO trong việc giải quyết nguy cơ phân mảnh chính sách ngày càng tăng.


  New Zealand chính thức chấp nhận Hiệp định trợ cấp nghề cá (Thứ hai, 11-9-2023)

Ngày 6/9/2023, New Zealand đã gửi văn bản chấp nhận Hiệp định về trợ cấp nghề cá, trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Đại Dương làm như vậy. Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand, ông Damien O'Connor đã có cuộc gặp gỡ trực tuyến với Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala để đánh dấu sự kiện này. Đại sứ Clare Kelly đã đích thân trình bày văn kiện chấp nhận của New Zealand. Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala cũng khen ngợi New Zealand vì đã đóng góp 100.048 CHF cho Cơ chế Tài trợ Thủy sản WTO.


  Thụy Điển hỗ trợ 15 triệu SEK giúp các nền kinh tế đang phát triển nâng cao nâng cao thương mại (Thứ tư, 30-8-2023)

Thụy Điển đã đóng góp 15 triệu SEK (khoảng 1,2 triệu CHF) vào năm 2023 để tài trợ cho sự tham gia của các quan chức chính phủ từ các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển (LDC) trong đào tạo và các hoạt động xây dựng năng lực thương mại do WTO thực hiện. Khoản đóng góp này cho Quỹ ủy thác toàn cầu của WTO sẽ giúp các quốc gia này mở rộng kiến thức chuyên môn về các vấn đề của WTO cũng như khả năng đàm phán các quy tắc thương mại.


  Các thành viên WTO tạo thuận lợi cho nhập khẩu, giảm hạn chế thương mại, tiếp tục hạn chế xuất khẩu lương thực (Thứ tư, 30-8-2023)

Báo cáo giữa năm của Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala về những diễn biến liên quan đến thương mại cho thấy các thành viên WTO tiếp tục tạo thuận lợi cho nhập khẩu và ít sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại từ giữa tháng 10/ 2022 đến giữa tháng 5/ 2023. Tuy nhiên, trong khi số lượng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón đã giảm đáng kể nhưng nhiều biện pháp như vậy vẫn được áp dụng, góp phần gây ra sự bất ổn về nguồn cung và biến động giá cả. Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi các thành viên hợp tác để mang lại kết quả tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13) nhằm củng cố WTO và đảm bảo thương mại tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, khả năng phục hồi và thịnh vượng.


  Khóa học về chính sách thương mại khu vực của WTO đang được tiến hành tại Trinidad và Tobago (Thứ ba, 29-8-2023)

Trinidad và Tobago đang tổ chức Khóa học về Chính sách Thương mại Khu vực của WTO dành cho các thành viên và quan sát viên của WTO ở Ca-ri-bê. Khóa học diễn ra từ ngày 17/7 – 8/9/2023, được thực hiện với sự hợp tác của Đại học West Indies (UWI), Cơ sở St Augustine.


  Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala: quay lưng với thương mại mở có nguy cơ gây biến động giá cả, tăng trưởng thấp hơn (Thứ hai, 28-8-2023)

Ngày 26/8/2023, phát biểu tại cuộc họp của các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng việc quay lưng lại với thương mại mở sẽ dẫn đến biến động giá cả và áp lực lạm phát lớn hơn cũng như triển vọng tăng trưởng tổng thể yếu hơn. Thương mại có thể dự đoán được là nguồn gây áp lực giảm lạm phát, giảm biến động và tăng khả năng phục hồi kinh tế. Sự phân mảnh thương mại thành các khối đối lập “sẽ là rất tốn kém".


  Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala tới G20: đã đến lúc tăng tốc và đạt được kết quả tại MC13 (Thứ hai, 28-8-2023)

Ngày 24/8/2023, phát biểu tại cuộc họp các Bộ trưởng thương mại và đầu tư G20 ở Jaipur, Ấn Độ, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Ngozi Okonjo-Iweala kêu gọi Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thực hiện phần việc để đảm bảo Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13) tại Abu Dhabi vào tháng 2 năm 2024 tới sẽ mang lại kết quả về các vấn đề quan trọng mà các thành viên WTO hiện đang giải quyết.


  Hồng Kông (Trung Quốc) chính thức chấp nhận Thỏa thuận trợ cấp nghề cá (Thứ tư, 23-8-2023)

Ngày 21/8/2023, bà Drew Lai, Quyền Đại diện Thường trực Hồng Kông (Trung Quốc) tại WTO đã trao văn kiện chấp nhận Hiệp định về trợ cấp nghề cá của Hồng Kông (Trung Quốc) cho Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala.


  Ukraine chính thức chấp thuận hiệp định trợ cấp nghề cá (Thứ ba, 22-8-2023)

Ngày 17/8/2023, Ukraine đã chính thức đệ trình văn bản chấp nhận hiệp định về trợ cấp nghề cá lên WTO. Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc WTO, đã nhận được văn kiện của Ukraine trong chuyến thăm Kiev từ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Yuliia Svyrydenko.


  Thụy Điển tài trợ 5 triệu SEK cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO (Thứ hai, 31-7-2023)

Ngày 27/7/2023, Đại sứ Mikael Anzén đã thông báo tới Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala khoản đóng góp 5 triệu SEK (khoảng 500.000 CHF) của Chính phủ Thụy Điển cho Cơ chế tài trợ nghề cá của WTO để hỗ trợ các thành viên đang phát triển và các thành viên quốc gia kém phát triển nhất thực hiện Hiệp định về trợ cấp nghề cá.


  Báo cáo thường niên của EIF nhấn mạnh khả năng phục hồi của các nước kém phát triển nhất trong bối cảnh đa khủng hoảng toàn cầu (Thứ hai, 31-7-2023)

Báo cáo thường niên năm 2022 của Khung tích hợp nâng cao (EIF) nêu bật cách thức EIF đã giúp các nước kém phát triển nhất (LDC) hội nhập tốt hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu tại thời điểm xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu. Với sự hỗ trợ của EIF, các ưu tiên thương mại đã được đưa vào 5 kế hoạch phát triển quốc gia ở châu Phi và châu Á, trong khi các sáng kiến thương mại điện tử và các dự án bền vững về môi trường đã nâng cao năng lực thương mại của các nước kém phát triển nhất.


  Peru chính thức chấp nhận Hiệp định về trợ cấp nghề cá (Thứ hai, 24-7-2023)

Ngày 19/7/2023, Peru đã gửi văn bản chấp nhận thỏa thuận về trợ cấp nghề cá, trở thành một trong những nước sản xuất đánh bắt cá biển hàng đầu khẳng định sự ủng hộ đối với thỏa thuận lịch sử vì sự bền vững của đại dương. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ana Cecilia Gervasi Díaz đã trao văn kiện chấp thuận của Peru cho Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala tại Geneva, Thụy Sĩ.


  Cuộc họp Cải cách trợ cấp nhiên liệu hóa thạch lần thứ ba thảo luận về các bước cụ thể tiếp theo để thúc đẩy công việc (Thứ sáu, 21-7-2023)

Ngày 18/7/2023, các thành viên WTO tham gia sáng kiến Cải cách trợ cấp nhiên liệu hóa thạch (FFSR) đã tổ chức cuộc họp trao đổi quan điểm về ba lĩnh vực chính mà công việc tại WTO có thể đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy FFSR, cả trong thời gian chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của WTO (MC13) vào tháng 2 năm 2024 và sau này.


  Các thành viên WTO tăng cường thảo luận về lệnh cấm thương mại điện tử (Thứ năm, 20-7-2023)

Ngày 18/7/2023, các thành viên WTO đã trao đổi quan điểm về thông lệ hiện tại không áp thuế hải quan đối với truyền điện tử trong phần thứ bảy của một loạt các cuộc thảo luận chuyên biệt được tổ chức trong năm nay theo Chương trình làm việc về thương mại điện tử.


  Gabon chính thức chấp nhận hiệp định về trợ cấp nghề cá (Thứ sáu, 14-7-2023)

Ngày 12/7/2023, Gabon đã gửi văn bản chấp nhận hiệp định về trợ cấp nghề cá, trở thành quốc gia châu Phi thứ ba làm như vậy. Đại sứ Mireille Sarah Nzenze đã trao văn kiện chấp thuận của Gabon cho Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala.



© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25707946622