Thứ năm, 19-9-2024 - 13:4 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tổng hợp, phân tích hiệp định TPP trong tháng 2/2017 

 Thứ ba, 28-2-2017

AsemconnectVietnam - Trong tháng 2/2017, tin tức phân tích hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khá sôi động.

 
Rút khỏi TPP, vị thế kinh tế của Mỹ tại châu Á sẽ suy yếu
Việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến vị thế kinh tế của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm sút.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi TPP sẽ khiến vị thế về kinh tế và chiến lược của quốc gia này tại các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương dần suy yếu. “Quyết định của ông Trump có thể tạo cơ hội để Trung Quốc mở rộng vị thế tại các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)”, giáo sư Kang Seon-jou thuộc Viện Ngoại vụ và An ninh Quốc gia (Ifans) nhận định.
Theo đó, “động cơ” ban đầu của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama khi để Mỹ tham gia vào TPP là “để khôi phục lại vị thế của nền kinh tế lớn nhất thế giới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương” đồng thời, đảm báo vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực hội nhập khu vực. Mỹ muốn lấy lại tầm ảnh hưởng tại châu Á, sau khi mất thời gian chú tâm vào cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, cũng như cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 1997.
Để chống lại nỗ lực “tái cân bằng” của Mỹ, Trung Quốc đã đưa ra hiệp định RCEP, hứa hẹn tạo “khối thương mại lớn nhất thế giới”. “Việc Mỹ rút khỏi TPP cũng tạo cho Trung Quốc một lợi thế về chiến lược trong khu vực châu Á…”, giáo sư Kang nói.
Mới đây, truyền thông Thái Lan dẫn lời Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak nói rằng, việc ông Trump tuyên bố rút khỏi TPP sẽ thúc đẩy việc hoàn tất RCEP và Thái Lan ủng hộ việc nhanh chóng hoàn tất đàm phán thỏa thuận này. Ông Somkid cho rằng, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ giúp RCEP có viễn cảnh tốt đẹp và tất cả các nước trong khu vực hiện đang hướng về RCEP như là một thỏa thuận thương mại đa phương thay thế. Theo ông Somkid, RCEP là một khối thị trường quan trọng của châu Á cũng như thế giới và Thái Lan sẵn sàng ủng hộ việc nhanh chóng hoàn tất đàm phán RCEP để thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Trên toàn cầu, sự rút lui này của Mỹ dự kiến sẽ kích hoạt chế độ bảo hộ thương mại, kéo dài thời gian tăng trưởng chậm và làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ. “Về cơ bản, quyết định của ông Trump theo hướng “Mỹ trước tiên” có thể tương đương với việc phủ nhận trật tự kinh tế tự do mà Mỹ thành lập sau Thế chiến thứ hai và có thể tăng tốc đội xói mòn nền kinh tế”, một số chuyên gia tuyên bố.
 
Nhật Bản, Canada thảo luận cách đối phó việc Mỹ rút khỏi TPP
Kyodo đưa tin, theo một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản, trong cuộc điện đàm ngày 22/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Canada Justin Trudeau đã thảo luận về cách thức đối phó với việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã xác nhận cuộc điện đàm nêu trên vào sáng cùng ngày, song không đề cập đến nội dung thảo luận.
Theo nguồn tin trên, lãnh đạo hai nước đã nhất trí phối hợp trong việc đối phó với Triều Tiên, nước đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo mới đây nhất vào ngày 12/2, thời điểm ông Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gặp nhau tại Mỹ.
Hai ông Abe và Trudeau đã bàn về việc gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng thông qua hành động thực thi nghiêm túc các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc./.
                                       
Australia và New Zealand cam kết cùng hợp tác nhằm vực dậy TPP
Australia và New Zealand đã cam kết cùng hợp tác nhằm vực dậy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bị trì trệ hiện nay. Cam kết này được đưa ra trong chuyến thăm New Zealand ngày 17/2 của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm chính thức giữa Thủ tướng Turnbull với người đồng cấp New Zealand Bill English tại Queenstown, ông Bill English thông báo hai nước sẽ phối hợp cùng nhau để liên kết các nước thành viên khác trong TPP nhằm thúc đẩy thỏa thuận này.
Ông Turnbull cho biết New Zealand và Australia “rất đồng quan điểm” khi tham gia thỏa thuận TPP.
Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand cho rằng mặc dù hai nước không có những lợi ích thương mại giống nhau, song cả hai bên đều mong muốn TPP tiếp tục được duy trì, kể cả không có Mỹ.
Theo Thủ tướng English, New Zealand và Australia cũng có những thỏa thuận khác mà hai bên cùng quan tâm như các thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), nhưng trong trường hợp của TPP, trong số 11 nước còn lại thì New Zealand và Australia nhận thấy vẫn có nhiều lợi ích và tin tưởng rằng thỏa thuận này vẫn có thể đi tiếp.
TPP bao gồm các thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Mỹ và 11 nước đối tác đạt được thỏa thuận TPP vào tháng 10/2015. Thỏa thuận này đang trong giai đoạn 2 năm chờ đợi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
Tuy nhiên, TPP đang đứng bên bờ vực “chết yểu” sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chính thức đưa nước này rút khỏi thỏa thuận thương mại đầy tham vọng mà người tiền nhiệm của ông đã thương thuyết với 11 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương.
Hiện nhiều nước thành viên còn lại trong TPP cân nhắc khả năng triển khai hiệp định mà không cần sự tham gia của Mỹ./. 
Chuyên gia thương mại: Sự sụp đổ của TPP sẽ làm tổn thương New Zealand
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm tổn thương lợi ích của New Zealand, một chuyên gia chính sách thương mại quốc tế cho biết.
Tổng thống Trum đã ký một sắc lệnh ngày nay rút khỏi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - vốn đã được 12 quốc gia ký kết, trong đó có New Zealand, bao trùm 40 phần trăm nền kinh tế thế giới.
Tổng thống Trump sau đó nói rằng ông sẽ tìm kiếm thỏa thuận thương mại song phương với từng nước riêng rẽ, điều đó cho phép Hoa Kỳ nhanh chóng chấm dứt thực hiện hiệp định trong 30 ngày "nếu có ai đó vi phạm hiệp định"
"Chúng tôi đang cố ngăn chặn các thỏa thuận thương mại vô lý mà đã đưa mọi người ra khỏi đất nước chúng tôi và đưa công ty ra khỏi đất nước của chúng tôi," ông nói với các nhà lãnh đạo công đoàn trong một cuộc họp.
Chuyên gia chính sách thương mại Charles Finny nói với tờ Morning Report rằng New Zealand sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận TPP, trong đó cũng bao gồm các nước như Canada, Mexico, Nhật Bản và Peru, là những đối tác mà New Zealand không có hiệp định thương mại tự do song phương.
Ông Finny cũng nhận định không chắc các nước còn lại sẽ tham gia vào hiệp định hiện tại.
"Thực ra, rất nhiều nội dung của thỏa thuận đã được ký kết đặt ở đó để phục vụ lợi ích của Mỹ. Vì vậy, có khá nhiều suy nghĩ về việc bạn thực sự muốn giữ nguyên vẹn chính xác như đàm phán hoặc đưa ra các điều kiện khác có khả năng tác động tiêu cực đến chúng tôi".
Thủ tướng New Zealand Bill English cho rằng TPP vẫn xứng đáng để được giữ lại.
Tuy nhiên, bà Jane Kelsey, người chỉ trích TPP trong thời gian dài đánh giá, sẽ là một ý tưởng điên rồ khi theo đuổi một thỏa thuận TPP vì thỏa thuận này do Mỹ thúc đẩy mà giờ đây Mỹ không tham gia nữa.
Bà Kelsey nói với tờ Morning Report rằng TPP đã đổ vỡ vì Mỹ đã không tham gia nữa. TPP bị coi là mô hình không phục vụ lợi ích của nhân dân. Đẩy mạnh TPP mà không có Mỹ là vô nghĩa.
"TPP mà không có Mỹ thì không thể tiến lên phía trước, trừ khi bạn có sự phê chuẩn từ Nhật Bản, Canada, Úc và Mexico. Hai trong số những nước này hiện vẫn còn bị mắc kẹt."
Lãnh đạo Đảng lao động Andrew Little cho rằng có thể dự đoán trước một vài tháng là thỏa thuận TPP sẽ không được thực thi.
Ông nói với tờ Morning Report rằng hiện nay, New Zealand cần tập trung vào việc loại bỏ các rào cản thương mại với các nước khác.
"TPP hàm chứa trong nó đã có một số sai sót lớn như làm suy yếu chủ quyền New Zealand và chủ quyền thực sự của 11 nước và quốc gia khác. Có những vấn đề thực sự với TPP khi TPP là một hiệp định thương mại nhưng không chỉ đối phó với thương mại mà xử lý với một gói toàn bộ những vấn đề khác không cần thiết cho sự phát triển thương mại của một quốc gia".
           
Nỗ lực cứu vãn hiệp định thương mại TPP sau khi Mỹ rút lui
Một số nước đã bày tỏ hy vọng hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể được cứu vãn sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ rút ra khỏi hiệp định này do lo ngại nước Mỹ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng trong tương lai từ mặt trái của TPP.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thừa nhận động thái của Tổng thống Trump là một cú đánh lớn vào hiệp định bao gồm 12 quốc gia này nhưng đề nghị các nước khác như Trung Quốc, có thể giúp lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại.
"Mỹ rút khỏi TPP là một mất mát lớn, không còn nghi ngờ gì về điều đó" Thủ tướng Turnbull nói với các phóng viên. "Nhưng chúng tôi không từ bỏ các cam kết của chúng tôi với các việc làm của người Úc."
Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump đã ban hành một trong những sắc lệnh đầu tiên của ông là rút khỏi hiệp định TPP, cho rằng TPP sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Mỹ. Ông ủng hộ các thỏa thuận thương mại song phương với từng quốc gia.
Lãnh đạo một số quốc gia trong số 11 quốc gia tham gia đầu tiên vào sáng kiến TPP ​​trước đó cho biết họ sẽ thúc đẩy thỏa thuận này mặc dù có hoặc không có Mỹ.
Thủ tướng Turnbull cho biết, mới đây, ông đã thảo luận về tương lai của hiệp định này với Thủ tướng Nhật Bản, Singapore và New Zealand và tất cả các thành viên TPP và tin tưởng rằng hiệp ước có thể tồn tại mà không cần đến Mỹ.
Các thành viên TPP khác là Canada, Mexico, Chile, Peru, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
"Tất cả chúng tôi đang làm việc để xem xét xem làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo duy trì đà này hướng tới các thị trường mở và tự do thương mại," ông Turnbull nói. "Tôi tin rằng, chủ nghĩa bảo hộ không phải là một cái thang để giúp bạn thoát khỏi cái bẫy tăng trưởng thấp. Đó là một cái xẻng để đào sâu hơn."
Việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận này là một trở ngại cho các nhà lãnh đạo của các nước TPP khác, những người đầu tư vốn liếng chính trị khá lớn để TPP được ký kết.
Thủ tướng Shinzo Abe nói với các nhà lập pháp trong cuộc tranh luận tại Quốc hội rằng ông đã hy vọng đạt được "sự hiểu biết" với Tổng thống Trump về tầm quan trọng của TPP trong các cuộc gặp với Tổng thống Trump nhưng bất thành.
Nhật Bản đã hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định TPP với nhận thức rõ Tổng thống Trump rút ra khỏi TPP. Thủ tướng Abe cho biết mục tiêu của TPP vẫn còn quan trọng đối với Nhật Bản và TPP có thể là một mô hình cho những hiệp định thương mại với các quốc gia khác, bao gồm cả những quốc gia ở châu Âu.
Thứ trưởng Thương mại Malaysia Ong Ka Chuan cho biết 11 thành viên TPP còn lại sẽ gặp nhau để thảo luận về các bước tiếp theo.
"12 nước ký kết TPP nhưng bây giờ 1 nước đã rút ra. 11 nước còn lại khác có thể tiếp tục bằng cách làm thay đổi các điều khoản. Có rất nhiều khả năng mà 11 quốc gia còn lại vẫn có thể tiến hành", hãng tin Bernama dẫn lời ông nói.
Thủ thướng Turnbull cho rằng về mặt lý thuyết Trung Quốc có thể tham gia hiệp ước sau sự ra đi của Mỹ. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn đối với TPP. Trong hình thức hiện tại của TPP, hiệp định này chỉ có thể có hiệu lực sau khi được 6 quốc gia chiếm 85 phần trăm tổng sản phẩm trong nước của tất cả các nước thành viên phê chuẩn. Mỹ đã chiếm 60 phần trăm tổng GDP của TPP, vì vậy thiếu Mỹ, điều khoản thông qua nàu khó có thể trở thành hiện thực.
Mặc dù ông đã đề nghị Tổng thống Trump không nên rút lui nhưng cuối cùng Mỹ vẫn làm như vậy.
"Bạn phải nhận ra rằng Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Rex Tillerson là một người ủng hộ lâu năm cho TPP" Thủ tướng Turnbull nói. "Đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã ủng hộ mạnh mẽ cho TPP. Có thể là chính sách của Hoa Kỳ sẽ thay đổi theo thời gian theo hướng thực hiện các thỏa thuận thương mại song phương khác".
Thủ tướng New Zealand Bill English thì không nhiệt tình với một thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ.
"Nếu bạn hỏi tôi hôm nay, tôi muốn nói rằng cơ hội cho khả năng xảy ra kịch bản thỏa đáng chúng tôi mong muốn là khá thấp", Thủ tướng Anh Bill nói với các phóng viên ở Wellington. "Nhưng chúng tôi không muốn thoát ra khỏi TPP hoặc các phiên bản khác của TPP trong đó thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại".
Ông English cho biết ông đồng ý với người tiền nhiệm của ông, cựu Thủ tướng John Key rằng Hoa Kỳ có nguy cơ nhường vai trò ảnh hưởng của mình cho Trung Quốc ở Thái Bình Dương khi mà không có TPP.
"Đó là lý do tại sao tôi đã chỉ ra, chúng tôi quan tâm đến việc đưa ra các lựa chọn khác nhau hoặc hoặc tìm cách khác để khuyến khích sự tham gia của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương," Thủ tướng English cho biết.
Mặc dù Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận TPP có nghĩa là mất gần hai phần ba thị trường trong TPP nhưng Thủ tướng English cho biết sáng kiến ​​vẫn còn nhiều điều thuận lợi cho New Zealand và do đó, còn giá trị để theo đuổi.
Bất kể số phận của TPP như thế nào thì các nước trong khu vực cũng không có dấu hiệu rút lui khỏi xu hướng mở cửa thị trường. Chính xu hướng này đã giúp biến đổi của nhiều quốc gia đang phát triển thành các nền kinh tế có thu nhập trung bình, trong một khu vực tương đối ổn định giàu có.
Một mối quan tâm lớn hơn nữa là sự không chắc chắn luôn thường trực khi Tổng thống Trump đe dọa áp đặt thuế lên đến 45 phần trăm đối với một số hàng hóa nhập khẩu. Mỹ là thị trường lớn nhất đối với Trung Quốc và Nhật Bản và gián tiếp tạo ra nguồn cung rất lớn đối với nhiều loại hàng hóa sản xuất trong khu vực.
Việc Mỹ đóng cửa đối với thương mại cũng có thể phản tác dụng, ông Ong nhận định. "Mỹ đã là một trong những đối tác luôn khích lệ thương mại tự do. Đột nhiên, hiện nay họ đang cố gắng để ngăn chặn thuonwg mại. Có khả năng các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ kích hoạt sự trả đũa".
Chấm dứt TPP có phương hại đến thương mại, đầu tư của Việt Nam?
Quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump liệu có ảnh hưởng tới làn sóng thương mại, đầu tư vào Việt Nam?
TPP có thể giúp việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, tạo cú hích lớn cho ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam – một nền kinh tế được đánh giá là năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, không có TPP, Việt Nam cũng không bị ảnh hưởng nhiều, bởi các nguyên nhân sau.
Thứ nhất, TPP chưa từng có hiệu lực và được triển khai thực tế tại Việt Nam. Các lợi ích từ Hiệp định này vẫn chỉ là giả thuyết hoặc dự đoán ở thì tương lai. Việc chấm dứt TPP không gây nhiều tác động lên những nước tham gia so với việc, ví dụ, đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Dù có cơ sở để thấy rằng, các lợi ích tiềm năng từ TPP là một lý do khiến các nhà sản xuất, đặc biệt là ngành dệt may, đã mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam với kỳ vọng ưu đãi miễn thuế vào Mỹ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác vẫn đang thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam như: chi phí nhân công, sức tăng trưởng nhanh của thị trường hàng tiêu dùng nội địa và các hiệp định thương mại chiến lược đã ký kết. Đó chính là các yếu tố nâng cao uy tín, giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng là yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, TPP sẽ có thể được thay thế. Những phát biểu lạc quan của Thủ tướng Nhật Bản, Australia và New Zealand gần đây đều cho thấy một sự sẵn sàng tham gia vào TPP mà không có Mỹ. Đây đều là những thị trường thương mại tự do với những lợi ích về kinh tế và xã hội rất rõ ràng. Những quốc gia khác, như Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, được dự đoán cũng sẽ cân nhắc việc tham gia TPP. Các đối tác tại châu Á của Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của TPP. Giao dịch thương mại với những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc về cơ bản sẽ cần nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, một đặc điểm khó nắm bắt trong quan hệ thương mại với Mỹ. Bất luận trong hoàn cảnh nào, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua chính sách đàm phán hiệp định thương mại song phương với các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Việt Nam đã có nhiều tuyên bố cho thấy sẽ thực hiện những cam kết cải cách trong nước khi gia nhập TPP. Những cam kết đó bao gồm việc cải tổ nhóm doanh nghiệp quốc doanh, mua sắm chính phủ, bảo vệ người lao động, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và kinh tế kỹ thuật số. Những cam kết quốc tế sẽ là tác nhân thúc đẩy Việt Nam thực hiện các chương trình cải cách trong nước, Chính phủ cũng sẽ đồng thời nỗ lực trong việc thúc đẩy tự do hóa thị trường và thực hiện các cải cách nội bộ khác. Việt Nam chắc chắn đã nhận ra rằng, cải cách chính là điều cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh kinh tế của mình.
Cuối cùng, TPP không phải là con đường một chiều. Các doanh nghiệp Mỹ vốn đã chuẩn bị để hưởng những lợi ích từ TPP sẽ phải thay đổi kế hoạch của mình. TPP lẽ ra đã có thể xóa bỏ rào cản thuế của Việt Nam áp dụng cho các mặt hàng sản xuất tại Mỹ và đẩy mạnh việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Mỹ. Điều này khuyến khích các nhà sản xuất tại Mỹ trong các lĩnh vực như linh kiện, hóa chất công nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất nông nghiệp.
Các công ty xuất khẩu Mỹ cũng đã dự đoán trước nhu cầu cao về phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam và tiềm năng trong việc cung cấp các sản phẩm trong chuỗi cung ứng công nghiệp đang phát triển tại đây. Các công ty của Mỹ đã đạt được rất nhiều thành công ở Việt Nam mà không có TPP và điều này sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, cũng có một số cơ hội kinh doanh sẽ bị mất vào tay các nhà sản xuất ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và châu Âu. Chúng ta cũng có thể thấy một vài sự thay thế nhập khẩu ở Việt Nam, với những sản phẩm từng là “Made in USA”, nay có thể được chế tạo ở những khu công nghiệp đang rất phát triển ở Việt Nam. Đây là một tin mừng cho các công nhân sản xuất tại quốc gia này.
Warrick Cleine (Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia)
 
Mỹ và một số lợi thế có thể đánh mất khi rời TPP
Ngay ngày nhậm chức đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã gây chấn động bằng tuyên bố Mỹ sẽ rút lui khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhiều nhà làm luật đồng tình với ông Trump nhưng cũng có nhiều người ủng hộ TPP. Họ cảnh báo việc Mỹ rút khỏi TPP có thể ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh trong khu vực như Nhật Bản và làm lợi kinh tế lớn cho Trung Quốc vì bây giờ họ có thể tự định hình là động lực thúc đẩy thương mại tự do.
Quyết định rút khỏi TPP thể hiện quan điểm của Trump trong các chính sách thương mại, đồng thời đi ngược lại hàng thập kỷ nỗ lực của các tổng thống Mỹ khi muốn tìm cách giảm thiểu các rào cản thuế quan và tăng cường kết nối với kinh tế toàn cầu. Theo ông Trump, tự do thương mại sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của nhiều lao động Mỹ.
TPP có nhiều điều khoản liên quan đến lao động, môi trường và nhiều vấn đề khác. Do Mỹ có nhiều tiêu chuẩn sản xuất khắt khe nên hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại đây có giá thành cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại ở những quốc gia khác. Vì vậy, người tiêu dùng có thể sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ và một nguy cơ khó có thể tránh khỏi là Hoa Kỳ sẽ dần mất đi vị thế dẫn đầu về kinh tế trên thế giới.
Tân tổng thống Mỹ tự tin cho rằng quyết tâm đàm phán lại về các hiệp định thương mại, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sẽ buộc các nước khác phải chấp nhận những điều khoản mà những người tiền nhiệm của ông không thể đạt được.
Quyết định này sẽ tước bỏ cơ hội để kích thích hàng Mỹ XK, giảm các rào cản thuế quan, mở ra thị trường mới và bảo vệ các phát kiến, phát minh của Mỹ.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, theo ông Zippy Duvall, Giám đốc Liên Cục Nông nghiệp Hoa Kỳ (AFBF), chính quyền mới cần bắt đầu hành động ngay để phát triển các thị trường mới cho hàng hóa nông nghiệp của Mỹ và bảo vệ và nâng cao lợi ích của nông nghiệp Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
AFBF xem TPP là một hiệp định tích cực có thể tăng thêm 4,4 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế nông nghiệp của Mỹ.
Ngành nông nghiệp Mỹ tạo ra việc làm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn Mỹ và ngành nông nghiệp Mỹ phụ thuộc vào duy trì và tăng tiếp cận các thị trường ngoài Mỹ. Thương mại rất quan trọng với thành công của người nông dân nước này. Hơn 25% các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ cuối cùng sẽ đến các thị trường ngoài Mỹ.
TPP buộc các tổ chức nông nghiệp bao gồm AFBF kêu gọi sự đồng thuận từ quốc hội về một hiệp định giúp các trang trại và các công ty Mỹ tiếp cận với gần 500 triệu người tiêu dùng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Đi ngược lại với quan điểm của ông Obama, tân tổng thống Trump bày tỏ quan điểm không ủng hộ TPP và có kế hoạch chú trọng tới Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
Ông Trump chỉ ra rằng, XK nông sản Mỹ sang Canada và Mexico tăng gấp 4 lần từ 8,9 tỷ USD năm 1993 lên trên 38 tỷ USD hiện nay chủ yếu nhờ NAFTA.
AFBF sẽ làm việc với chính quyền để gỡ bỏ các rào cản hiện tại đang làm ảnh hưởng tới khả năng của nông dân Mỹ được lợi từ quan hệ thương mại với các đối tác thương mại Bắc Mỹ.
Ngành nông nghiệp Mỹ sẽ thành công khi các thỏa thuận thương mại gỡ bỏ các rào cản với XK sản phẩm nông nghiệp vì Mỹ áp đặt ít rào cản hơn so với các nước khác. AFBF cam kết làm việc với chính phủ để đảm bảo rằng nông nghiệp Mỹ có thể cạnh tranh công bằng với các thị trường trên thế giới.
 
Nguồn: Asem/WTO/Bloomberg…
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714510180