Thứ sáu, 26-4-2024 - 13:14 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Sự khác nhau giữa Hiệp định RCEP và TPP 

 Thứ ba, 29-11-2016

AsemconnectVietnam - RCEP là Hiệp định được nhiều người kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Vậy, sự khác nhau giữ RCEP và TPP là gì?

 
Sau khi thắng cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã bày tỏ ý định rời khỏi TPP và nhiều khả năng Mỹ sẽ bảo hộ các nền công nghiệp trong nước. Điều này khiến nhiều nước được cho là hưởng lợi từ TPP chuyển sự chú ý sang Hiệp định RCEP.
Ngoài điểm chung là có sự cam kết mở rộng và cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, 2 Hiệp định này có nhiều khác biệt dễ nhận thấy.
1. Quy mô                    
RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6
Còn TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.
Các nước thành viên TPP chiếm 32% GDP của thế giới và 26% thương mại toàn cầu trong khi các nước RCEP chiếm 24% GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu.
Động lực chính của TPP là Mỹ và TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Còn RCEP do ASEAN lãnh đạo và được Trung Quốc hỗ trợ tích cực, không bao gồm Mỹ.
2. Thời hạn hoàn tất
Thời hạn ban đầu để hoàn tất TPP là cuối năm 2013 đã trôi qua và chính quyền Tổng thống Obama đã đưa ra một cam kết mới đạt được hiệp định này vào cuối năm nay.
Thời hạn quy định kết thúc đàm phán RCEP là vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, quá trình đàm phán RCEP vẫn đang tiếp tục và dự định sẽ kết thúc vào giữa năm 2017.
3. Mục đích
Hiệp định TPP vượt qua giới hạn của sự tự do hóa hàng hóa và dịch vụ, nhấn mạnh vào các mảng quan trọng đối với các nước phát triển, chẳng hạn như những điều kiện kinh doanh, các tiêu chuẩn, quy định và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ. Điều này không có nghĩa là RCEP không chứa nhiều tham vọng.
Cụ thể, RCEP bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, chủ yếu là về quy tắc hoạt động và không có sự phân biệt đối xử nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực.
Ngược lại, TPP hướng tới đề ra những tiêu chuẩn của “nước phát triển” mà các nước muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, ví dụ tự do hóa 100% thương mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm dịch vụ và đầu tư (tương tự như nguyên tắc và mục tiêu chỉ đạo đàm phán của RCEP), mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động.
Tự do hóa thương mại toàn khu vực trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hưởng lợi từ tự do hóa hàng hóa dù không có tự do hóa dịch vụ riêng vì luôn có một tỷ lệ lớn dịch vụ luôn trong hàng hóa giao thương qua biên giới, được thể hiện qua số liệu giá trị gia tăng gần đây cho thấy đã đạt mức cao hơn nhiều so với quan niệm trước đây, dựa trên thống kê thương mại thông thường.

Nguồn: hoinhap.org.vn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710896968