Thứ sáu, 26-4-2024 - 14:12 GMT+7  Việt Nam EngLish 

RCEP khó kết thúc đàm phán vào cuối năm nay  

 Thứ sáu, 2-6-2017

AsemconnectVietnam - Cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra sau những cuộc thảo luận căng thẳng tại Hà Nội vào cuối tuần qua giữa các bộ trưởng phụ trách thương mại đến từ các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (RCEP).

Bất đồng giữa các nước châu Á xung quanh RCEP đã nổi lên trong cuộc đàm phán diễn ra ngày 22-5. Những bất đồng này đặt ra trở ngại cho mục tiêu hoàn tất đàm phán RCEP trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Thỏa thuận RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do với hơn 3,5 tỉ dân, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và các nước Đông Nam Á.
Cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2012, nhưng chỉ có thêm động lực mới kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mặc dù vậy, các quan chức tham gia vào cuộc đàm phán nói rằng mục tiêu hoàn tất giai đoạn đàm phán RCEP trong thời gian từ nay đến cuối năm sẽ khó đạt được, xét đến những bất đồng giữa các bên xung quanh nhiều vấn đề. Theo nguồn tin, Ấn Độ đặc biệt ngại cắt giảm hàng rào thuế quan, cũng chính là thách thức lớn nhất trong cuộc đàm phán.
Ấn Độ cho rằng việc xóa bỏ thuế quan sẽ dẫn tới nguồn thu thuế và sức cạnh tranh của họ suy giảm, nhất là khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.
Trọng tâm chính của RCEP là giảm thuế quan, dù không đến mức xóa bỏ hoàn toàn như TPP. Ngoài ra, mức độ bao phủ của thỏa thuận này đối với ngành dịch vụ và nền kinh tế số cũng khiêm tốn hơn so với TPP. Mặt khác, RCEP cũng không bảo vệ quyền của người lao động hay môi trường. Bên cạnh đó, dù có thể có các điều khoản về tăng cường quyền tự do cho di chuyển, đây cũng chính là một trong những điểm có thể gây vướng mắc nhiều nhất trong quá trình đàm phán RCEP.
Trong một diễn biến khác, bên lề hội nghị APEC, 11 thành viên còn lại trong TPP đã nhất trí theo đuổi thỏa thuận mà không có Mỹ. RCEP và TPP không loại trừ lẫn nhau và một số quốc gia có thể sẽ trở thành thành viên của cả hai thỏa thuận.
Sự rút lui của Mỹ đã đặt ra những hoài nghi về tương lai của TPP, trong khi đó RCEP nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, nước đang có ảnh hưởng gia tăng trong khu vực một phần do sự thay đổi chính sách của Mỹ và Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược con đường tơ lụa mới nhằm mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Thời gian qua, Trung Quốc luôn thể hiện là người đi đầu trong thúc đẩy tự do thương mại.

Nguồn: hoinhap.org.vn
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710898986