Thứ sáu, 26-4-2024 - 22:0 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Úc nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu tôm 

 Thứ tư, 8-2-2017

AsemconnectVietnam - Ngày 6/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc vừa ra thông báo nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu tôm và sản phẩm từ tôm chưa luộc chín hoặc nấu chín.

 Các sản phẩm được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu bao gồm:

  -Tôm khô và thực phẩm bảo quản lâu dài – tức sản phẩm được cất giữ trong thùng, ngăn, tủ lạnh để sử dụng lâu dài;

  - Mồi ăn sử dụng trong ngành thủy sản đã được chiếu xạ, thức ăn cho vật nuôi được chế biến từ thủy sản và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản;

  - Tôm chưa luộc chín hoặc nấu chín được khai thác từ Vùng đặc quyền kinh tế của Úc (theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982), nhưng không bao gồm tôm từ Vùng này đã được xuất khẩu và được nhập khẩu trở lại Úc sau khi đã được chế biến.

  Các sản phẩm nêu trên được dỡ bỏ lệnh cấm là do Bộ nghiệp và Tài nguyên nước Úc cho rằng nguy cơ lây lan virus đốm trắng từ các sản phẩm này là thấp hoặc không có nguy cơ gây nên lây lan.

  Chi tiết xem thêm tại đây

  Lệnh cấm nhập khẩu tôm xanh được đưa ra sau khi bùng phát dịch đốm trắng tại các trang trại nuôi tôm phía Đông Nam bang Queensland vào tháng 12 năm 2016. Những người nông dân đã đổ lỗi cho các sản phẩm nhập khẩu chính là nguồn gốc của sự lây lan bệnh dịch này, tuy nhiên chính quyền vẫn chưa xác định được điều đó có đúng hay không. Lệnh cấm có hiệu lực thi hành ngày 9/1/2017. Theo đó, tất cả các lô hàng tôm nhập khẩu mới sẽ bị đình chỉ (rời cảng ở nước ngoài vào hoặc sau ngày 9/1/2017) khi đến Úc sẽ bị yêu cầu phải xuất khẩu hoặc tiêu hủy. Bên cạnh đó, sản phẩm tôm nhập khẩu quá cảng sang Úc cũng bị một chế độ kiểm tra và thử nghiệm ngặt nghèo.

  Một nhà nhập khẩu thủy sản từ Sydney cho biết công ty của bà nhập khẩu 800 tấn tôm nguyên con mỗi năm từ Thái Lan, do đó lệnh cấm này sẽ gây thiệt hại 1 triệu USD doanh thu mỗi tháng và bà ta đã phải tăng giá bán trong vòng 1 tuần sau khi lệnh cấm được ban hành. Bà cũng nói thêm rằng hiện tại giá bán lẻ đang là 22 USD/kg và nó có thể lên tới hơn 30 USD/kg khi nguồn cung giảm.

  Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết họ đang gặp khó khăn vì lệnh cấm này. Tiêu biểu là hai doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đóng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Có doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đó và đang trên đường vận chuyển hàng tới Úc đã bị trả về. Thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải chịu có thể lên tới vài triệu đôla.

 Hai doanh nghiệp chịu ảnh hưởng này mỗi tháng xuất khẩu sang thị Úc khoảng 100-150 tấn hàng hóa. Việc ngừng ký kết hợp đồng cũng như các hợp đồng đã ký bị trả về đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Riêng các lô hàng bị trả về, mỗi doanh nghiệp thiệt hại khoảng 1,6-1,8 triệu đôla. Do vậy, các doanh nghiệp đang kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Nguồn: Moit.gov.vn

 

  PRINT     BACK
 Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
 EU thay đổi mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật dưới nước nhập khẩu vào EU
 EU-Thái Lan tái khởi động đàm phán về FTA tự do và cân bằng
 Mỹ và EU nhất trí khởi động đàm phán về các khoáng sản quan trọng
 Liên minh châu Âu muốn Mỹ điều chỉnh quy định ưu đãi thuế cho xe điện
 Ukraine bắt đầu đàm phán gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc
 Tái Lan miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe ôtô điện
 Mỹ, EU tiến gần tới thỏa thuận về ưu đãi của Đạo luật Giảm lạm phát
 Mexico hạ nhiều sắc thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép Việt Nam
 Na Uy kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, nhập khẩu, sản xuất và bán các sản phẩm mỹ phẩm
 Chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rượu của Đài Loan
 Hoa Kỳ cân nhắc đánh thuế 200% đối với nhôm từ Nga
 Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam
 EU công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023
 Kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710910226