Thứ sáu, 26-4-2024 - 16:32 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Chính sách nhập khẩu của Úc 

 Thứ tư, 24-9-2014

AsemconnectVietnam - Môi trường pháp lý cho thương mại của Úc chưa bao giờ tốt như hiện nay với việc Chính phủ liên bang, chính phủ các bang và vùng lãnh thổ đều rất năng động trong việc giảm thiểu các quy định pháp lý và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm tiếp tục giảm thuế cho các mặt hàng ô tô, hàng dệt may, quần áo và giày dép.

 

Thuế hải quan

Thuế nhập khẩu ở Úc được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới đại điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Úc, hải quan Úc sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng.

Úc sử dụng Biểu thuế chung đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước phát triển hơn (Nhật, Anh…). Bên cạnh biểu thuế này, Úc cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi và các nước thành viên Diễn đàn Khu vực đảo Thái Bình Dương (PIF)), các nước đã ký hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, Canada, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, và các nước ASEAN.

Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, ASEAN và các nước thành viên PIF được miễn thuế khu xuất khẩu vào Úc đối với hầu hết các mặt hàng với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Ngoài ra, tất cả hàng hoá xuất xứ từ các nước kém phát triển (LCDs) và Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Úc.

Từ năm 1980, chính phủ Úc đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể việc bảo hộ công nghiệp của Úc.

Từ ngày 1/7/1996, biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Danh mục những sản phẩm thuộc diện chịu mức thuế suất cao hơn bao gồm hàng dệt may, quần áo, giày dép và ô tô, nhưng mức thuế của các sản phẩm này cũng đã được cắt giảm theo lộ trình.

 

Hàng dệt may và giày dép

Hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng dệt may, quần áo và giày dép được bãi bỏ vào năm 1993. Kể từ đó, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu duy nhất đối với những mặt hàng này là thuế nhập khẩu, và Chính phủ đã cắt giảm thuế các mặt hàng này theo từng giai đoạn trong vòng hơn 20 năm qua. Cắt giảm các mặt hàng này được áp dụng từ ngày 01/1/2005. Chính phủ Úc cam kết giữ tất cả các dòng thuế mặt hàng dệt may, quần áo, giày dép ở mức năm 2010 đến tận năm 2015 và sau đó giảm thuế hầu hết các mặt hàng này xuống 5%.

 

Bảng 1: Lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng dệt may, quần áo, giày dép

Đơn vị tính: % thuế tính theo giá FOB

Hàng hóa

2010

2015

Quần áo và một số mặt hàng dệt may thành phẩm

10

5

Tấm trải bông và vải dệt

5

5

Các loại vải khác và thảm

5

5

Giày dép

5

5

Túi ngủ, khăn trải bàn

5

5

Bên cạnh đó, Úc dành những ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng may mặc và giày dép sản xuất thủ công và cho phép miễn thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Tiêu chí đối với những ưu đãi này rất khắt khe, đòi hỏi các sản phẩm phải được làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng công cụ cầm tay có dùng điện và trong trường hợp là hàng may mặc, 90% nguyên liệu phải là vải sợi tự nhiên.

Theo chương trình gia công ở nước ngoài (OAP), nếu các công ty sản xuất hàng may mặc của Úc chuyển nguyên liệu sản xuất ở Úc ra nước ngoài để gia công thì sẽ chỉ phải trả thuế nhập khẩu đối với những chi phí thuê may và trang trí hoàn thiện ở nước ngoài.

 

Ưu đãi chung đối với hàng thủ công

Bên cạnh những ưu đãi đặc biệt đối với hàng dệt may, quần áo và giày dép được sản xuất thủ công, Úc cho phép miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm khác đáp ứng các tiêu chuẩn ưu đãi chung đối với hàng thủ công.

Những sản phẩm thỏa mãn các tiêu chuẩn của Úc phải là sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công theo một hoặc nhiều qui trình như sau:

  • Làm bằng tay; hoặc

  • Làm bằng công cụ cầm tay; hoặc

  • Làm bằng máy được thao tác bằng tay hoặc chân;

  • Sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của nguyên liệu theo phương pháp truyền thống để sản xuất sản phẩm thủ công; và

  • Do “làm bằng tay” nên sản phẩm cần đạt được những tiêu chí về thẩm mỹ hay có giá trị trang trí tương đương với sản phẩm làm bằng tay truyền thống của đất nước mà sản phẩm được sản xuất.

    Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Autraylia

  PRINT     BACK
 Bộ Công Thương gia hạn thời hạn rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 Quy định mới của EU sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu vào EU
 Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
 Bộ Công Thương ban hành Quyết định rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm túi mua hàng bằng giấy nhập khẩu từ Việt Nam
 Bộ Tài chính Pakistan dỡ bỏ tất cả các hạn chế đối với hàng nhập khẩu
 Cuba gia hạn ưu đãi thuế quan với một số hàng nhập khẩu đến cuối 2023
 Cuba gia hạn ưu đãi thuế quan với một số hàng nhập khẩu đến cuối 2023
 Quyết định rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
 Quy định nhập khẩu của Bắc Âu đối với trái vải tươi – Phần 3: Yêu cầu chung của người mua và yêu cầu cho thị trường ngách
 Quy định nhập khẩu của Bắc Âu đối với trái vải tươi – Phần 2: Yêu cầu bắt buộc
 Quy định nhập khẩu của Bắc Âu đối với trái vải tươi - Phần 1: Yêu cầu về đặc điểm kỹ thuật sản phẩm
 Xu hướng thị trường và kênh phân phối đối với trái vải tươi tại thị trường Bắc Âu nói riêng và thị trường EU nói chung
 Giới thiệu một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu - Phần 11: nhãn mỹ phẩm
 Giới thiệu một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu - Phần 9: nhãn giày dép


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710903451