Thứ bảy, 27-4-2024 - 4:46 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin làm việc với Cục Phòng vệ thương mại Bra-xin 

 Thứ ba, 14-11-2017

AsemconnectVietnam - Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và theo dõi của Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin, trong thời gian qua, Bra-xin là một trong những nước sử dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất trên thế giới (đặc biệt là chống bán phá giá) và có xu hướng gia tăng sử dụng. Chính quyền sở tại và các Hiệp hội, doanh nghiệp xem đây là một trong những rào cản hữu hiệu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

 Trong thời gian từ 2013 đến hết năm 2016 đã có 163 biện pháp chống bán phá giá được Bra-xin áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu. Riêng đối với Việt Nam, đã có 06 vụ điều tra chống bán phá giá được khởi xưởng bởi cơ quan chức năng Bra-xin, gần đây nhất là vụ ống thép xuất khẩu. Các nước bị điều tra là Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.

Để kịp thời nắm bắt thông tin và hiểu rõ hơn tình hình điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước sở tại. Đặc biệt là sau khi nhận được thông tin cơ quan chức năng Bra-xin vừa kết thúc điều tra thực địa đối với mặt hàng ống thép tại Việt Nam (ngày 05/11/2017 Đoàn điều tra về tới Bra-xin – không lâu sau khi công bố kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (Quyết định SECEX số 54 ngày 17 tháng 10 năm 2017). Ngày 06/11/2017, Thương vụ Việt Nam đã liên hệ và làm việc với Cục Phòng vệ thương mại (DECOM - Departamento de Defesa Comercial) tại trụ sở Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Bra-xin. Tiếp và làm việc với Thương vụ có ông Adriano Macedo Ramos - Phó Cục trưởng DECOM, Ban thư ký DECOM và 02 thành viên Đoàn Điều tra vừa trở về từ Việt Nam.
Ông Adriano Macedo Ramos - Phó Cục trưởng DECOM cho biết Thương vụ Việt Nam là nước liên quan đầu tiên trực tiếp đến làm việc với DECOM liên quan đến các vụ việc do nước sở tại khởi xướng. Điều này cho thấy phía Việt Nam thực sự quan tâm và mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động giao thương giữa hai nước được thực hiện đúng với quy định của pháp luật hai bên và thông lệ trao đổi thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, DECOM đánh giá cao sự hợp tác của phía Việt Nam và hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt hơn trong thẩm quyền cho phép đối với các vụ việc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
DECOM thông tin, cho đến nay, chưa có sự thay đổi đáng kể nào về mặt pháp luật. Các vụ việc điều tra chống bán phá giá hiện tại đều phải tuân thủ theo đúng các quy định của nghị định số 8085 ngày 26/6/2013 có hiệu lực tháng vào 10/2013.
Về cơ cấu tổ chức, Tổng vụ ngoại thương (SECEX - Secretaria de Comércio Exterior) thuộc Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ thông qua đơn vị trực thuộc là Cục Phòng vệ thương mại (DECOM), là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Việc ra quyết định về việc áp dụng và thay đổi các biện pháp ngẫu nhiên, cũng như là tình trạng thị trường của nước xuất khẩu, vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Ngoại thương (CAMEX - Câmara de Comércio Exterior), trên cơ sở xem xét các khuyến cáo của DECOM. CAMEX có thể áp thuế tạm thời đối với hàng nhập khẩu từ ngày ra quyết định sơ bộ. Nhóm kỹ thuật nhằm đánh giá lợi ích công cộng, được thành lập bởi CAMEX theo Quyết định số 13 ngày 29 tháng 2 năm 2012, vẫn chịu trách nhiệm kiểm tra các yêu cầu để đình chỉ hoặc thay đổi các biện pháp tạm thời hoặc chính thức cũng như không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời vì lợi ích công cộng.
Việt Nam vẫn chưa được Bra-xin công nhận là nước có nền kinh tế thị trường nên khi điều tra các vụ việc chống bán phá giá, cơ quan này đã chọn Thái Lan là nước tham chiếu để xác định giá trị thông thường cho Việt Nam. Bra-xin đang xem xét việc tự động công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, rất ít khả năng Braxin sẽ chủ động lựa chọn hướng đi này. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục đề nghị Bra-xin nối lại các phiên làm việc về vấn đề này để giải trình rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hoạt động theo nền kinh tế thị trường.
Một số nhận định, kiến nghị:
Về chính sách pháp luật liên quan đến phòng vệ thương mại của Bra-xin: Tuy không thay đổi kể từ lần sửa đổi vào năm 2013 tới nay, nhưng Bra-xin có xu hướng tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (như đã nói ở phần trên). Tuy nhiên, cơ quan điều tra phòng vệ thương mại nước sở tại cũng khá linh hoạt và thường xuyên gia hạn thời gian trả lời bảng câu hỏi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Về ngôn ngữ, nhiều tài liệu có thể được trả lời, cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, tuy nhiên, một số tài liệu bắt buộc phải dịch sang tiếng Bồ Đào Nha và phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Bra-xin xác thực (theo quy định pháp luật nước sở tại). Do đó, các doanh nghiệp liên quan cần khẩn trương đáp ứng yêu cầu này và nên liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Bra-xin để được hỗ trợ kịp thời.
Về hợp tác quốc tế: Thương vụ đề xuất DECOM hỗ trợ thiết lập cơ sở hợp tác song phương giữa Cục phòng vệ tương mại của Việt Nam và Cục phòng vệ tương mại của Bra-xin về các vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ giữa hai bên, đặc biệt là việc trao đổi thông tin và phối hợp điều tra trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Phía Bra-xin trên tinh thần ủng hộ và đề nghị xúc tiến việc kết nối hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực phòng vệ thương mại.
Nguồn: Moit.gov.vn/Thương vụ Việt Nam tại Bra-xin (Kiêm nhiệm Bô-li-vi-a, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-ri-nam)

  PRINT     BACK
 Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 29
 Bộ Công Thương ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
 Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác và chất thải rắn
 Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước
 Hải Dương hội tụ đủ yếu tố để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng
 Thứ trưởng Đặng Hoàng An họp Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG)
 Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2026, định hướng đến năm 2030
 Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương
 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp ngài Mark Garnier - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Brunei
 Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tiếp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Lào
 Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với UBND tỉnh Lào Cai
 Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu
 Khởi công Tổ hợp chăn nuôi - chế biến bò thịt công nghệ cao tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710918559