Thứ sáu, 26-4-2024 - 9:35 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2019 giảm gần 13% 

 Thứ ba, 17-9-2019

AsemconnectVietnam - 8 tháng đầu năm 2019, lượng gạo xuất khẩu tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, đạt 4,58 triệu tấn, nhưng kim ngạch lại giảm 12,8%, đạt 1,99 tỷ USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong tháng 8/2019 tăng cả lượng, giá và kim ngạch so với tháng 7/2019, với mức tăng tương ứng 0,6%, 2,4% và 3%, đạt 602.349 tấn, tương đương 269,53 triệu USD, giá 447,5 USD/tấn; Tuy nhiên, so với cùng tháng năm 2018 thì lại giảm tương ứng 0,7%, 8,5% và 9,2%.

Cộng chung trong cả 8 tháng đầu năm 2019, lượng gạo xuất khẩu tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, đạt 4,58 triệu tấn, nhưng kim ngạch lại giảm 12,8%, đạt 1,99 tỷ USD và giá xuất khẩu cũng giảm 13,7%, đạt trung bình 435,1 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo sang Philippines liên tục tăng mạnh và luôn dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, riêng tháng 8/2019 xuất khẩu sang thị trường này tăng 24,4% về lượng và tăng 29,4% về kim ngạch so với tháng 7/2019, đạt 304.863 tấn, tương đương 132,37 triệu USD; so với tháng 8/2018 thì tăng rất mạnh 101,5% về lượng và tăng 110,6% về kim ngạch. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo sang Philippines tăng 189,2% về lượng, tăng 157,3% về kim ngạch nhưng giảm 11% về giá so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,76 triệu tấn, tương đương 720,39 triệu USD, giá 408,3 USD/tấn, chiếm 38,5% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 36,1% trong tổng kim ngạch.

Gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sụt giảm rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 67,8%, 67,2% và 4,1% so với cùng kỳ, đạt 347.520 tấn, tương đương 173,74 triệu USD, giá 499,9 USD/tấn, chiếm 7,6% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch. Riêng tháng 8/2019 xuất khẩu sang thị trường này giảm 67,4% về lượng và giảm 63,3% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2018, đạt 29.374 tấn, tương đương 14,29 triệu USD.

Xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia 8 tháng đầu năm mặc dù tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 10,7% về kim ngạch và giảm 14,3% về giá so với cùng kỳ, đạt 413.111 tấn, ương đương 160,43 triệu USD, giá 388,4 USD/tấn, chiếm 9% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang Bờ biển Ngà tăng trưởng tốt 114,6% về lượng và tăng 57% về kim ngạch, đạt 355.485 tấn, tương đương 151,94 triệu USD, chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó xuất khẩu sang Senegal tăng gấp 130,8 lần về lượng và gấp 74 lần về kim ngạch, mặc dù chỉ đạt 12.171 tấn, tương đương 4,22 triệu USD; Brunei tăng gấp 11 lần về lượng và gấp 10,5 lần về kim ngạch, đạt 7.218 tấn, tương đương 3 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Indonesia giảm mạnh nhất, giảm trên 97% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 27.933 tấn, tương đương 12,32 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh cũng giảm rất mạnh 73 – 78% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đối với thị trường Trung Quốc, mặc dù là thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng trong thời gian gần đây xuất khẩu gạo sang thị trường này sụt giảm mạnh. Vì vậy cần nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, cùng với việc tuân thủ quy định của thị trường sẽ giúp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc thuận lợi hơn.
Trung Quốc chiếm 30% tổng sản lượng cũng như tổng tiêu thụ gạo toàn cầu, là nước sản xuất và tiêu dùng gạo lớn nhất thế giới. Cách đây 10 năm, khối lượng gạo thương mại của Trung Quốc còn rất ít. Là nước sản xuất đồng thời tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới, họ tự cung tự cấp phần lớn lương thực cho bản thân mình. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa, cụ thể là áp dụng giá thu mua tối thiểu, đều đặn trong nhiều năm đã khiến sản lượng gạo tăng nhanh. Kể từ năm 2013, Trung Quốc nổi lên thành nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nước cung cấp gạo chính cho thị trường Trung Quốc là Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, trong khi Trung Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều từ Campuchia. Việt Nam và Thái Lan là hai nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm hơn 3/4 (78%) tổng trị giá gạo nhập khẩu năm 2018.

Giới doanh nghiệp (DN) Trung Quốc cho biết, nhu cầu về gạo của người Trung Quốc vẫn khá cao nhưng các DN nhập khẩu của nước này khó có thể mua hàng từ Việt Nam. Ngoài nâng cao yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban Thuế quan Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành Thông báo số 33/2018 về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm gạo và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2018. Một số dòng sản phẩm trong bộ mã HS 100630 là những dòng sản phẩm bị điều chỉnh thuế nhập khẩu lên đến 50%, theo đó, gạo nếp chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ động thái điều chỉnh thuế.

Ngay sau khi phía Trung Quốc ban hành thông báo này, Bộ Công Thương đã có công hàm gửi Bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị xem xét lại việc thực hiện điều chỉnh thuế nhập khẩu sản phẩm gạo, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam sang Trung Quốc. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đang ngày càng được Chính phủ Trung Quốc quy định chặt chẽ và khắt khe, đặc biệt đối với các sản phẩm lương thực, thực phẩm nhập khẩu, trong đó có gạo. Việc truy xuất nguồn gốc tận nơi sản xuất của nước xuất khẩu là một trong những biện pháp Chính phủ Trung Quốc áp dụng không chỉ đối với thương nhân xuất khẩu Việt Nam mà với nhiều nước khác và sẽ được tiếp tục thực hiện trong các năm tới. DN trong nước cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt chuyên nghiệp; tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định về kiểm dịch, xông hơi khử trùng, quy cách bao bì, đóng gói, tránh sai sót, rủi ro, có thể phát sinh khi xuất khẩu.
 

Xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2019
Thị trường
8 tháng đầu năm 2019
So với cùng kỳ năm trước (%)*
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
 
Tổng cộng
 
4.581.826
 
1.993.525.061
 
1,04
 
-12,84
Philippines
1.764.484
720.389.492
189,21
157,28
Trung Quốc đại lục
347.520
173.736.318
-65,82
-67,21
Malaysia
413.111
160.434.270
4,2
-10,74
Bờ Biển Ngà
355.485
151.940.718
114,55
57,1
Iraq
270.075
138.541.500
50,04
34,75
Ghana
247.482
120.280.486
-9,39
-24,13
Hồng Kông (TQ)
85.069
43.420.932
50,87
34,6
Singapore
60.204
32.401.493
4,31
0,2
U.A.E
31.352
16.568.953
-2,96
-6,66
Mozambique
30.290
14.138.150
 
 
Indonesia
27.933
12.320.817
-96,38
-96,59
Saudi Arabia
21.032
11.510.173
 
 
Cộng hòa Tanzania
14.852
8.155.202
 
 
Australia
12.555
7.911.117
87,5
75,24
Đài Loan (TQ)
16.392
7.533.109
30,13
18,94
Nga
17.395
7.173.742
136,09
119,22
Mỹ
10.741
7.153.827
-17,83
-13,38
Senegal
12.171
4.216.573
12.987,10
7.303,60
Angola
10.781
4.004.471
197,82
102,49
Nam Phi
6.684
3.222.370
204,65
153,31
Brunei
7.218
3.000.380
1.019,07
959,26
Ba Lan
5.393
2.842.222
170,73
145,22
Algeria
5.963
2.428.516
-43,88
-48,91
Hà Lan
4.657
2.372.215
102,21
87,58
Bangladesh
4.989
1.818.502
-74,66
-78,51
Ukraine
1.268
686.205
29,92
19,97
Pháp
1.040
580.229
38,48
3,94
Thổ Nhĩ Kỳ
1.236
577.489
-72,82
-77,91
Bỉ
796
556.677
60,81
90,52
Chile
1.104
533.501
319,77
161,99
Tây Ban Nha
421
194.907
-26,53
-33,67
 
(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)
 Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710892032