Thứ sáu, 26-4-2024 - 21:32 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình kinh tế các thị trường mới nổi tháng 10 

 Thứ tư, 31-10-2018

AsemconnectVietnam - Trong tháng 10 vừa qua, kinh tế các thị trường mới nổi có những diễn biến sau: Thặng dư thương mại của Brazil thấp hơn dự báo;Tỷ lệ lạm phát của Brazil cao nhất trong hơn 1 năm; Kinh tế Nga ít phụ thuộc hơn vào giá dầu và trừng phạt của phương Tây; Tỷ lệ lạm phát của Mexico cao nhất trong 6 tháng qua; Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ tăng thấp hơn dự báo.

Brazil
Thặng dư thương mại thấp hơn dự báo
Số liệu do Cơ quan thống kê Brazil công bố cho biết, thặng dư thương mại của nước này giảm xuống 4,97 tỷ USD trong tháng 9 từ 5,18 tỷ USD của một năm trước đó và thấp hơn dự báo của thị trường về mức thặng dư 5,9 tỷ USD.
Nhập khẩu tăng 4,7%, tăng chủ yếu là xăng dầu, trong khi xuất khẩu tăng 3%, chủ yếu là dầu thô.
Nhập khẩu tăng 4,7% so với một năm trước đó lên 14,1 tỷ USD, trong đó nhập khẩu xăng dầu tăng 18,5%, hàng trung gian tăng 4,5% và hàng hóa vốn tăng 0,6%. Ngược lại, hàng tiêu dùng giảm 3,9%. Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng 28,3% và Argentina tăng 13,1%, tuy nhiên nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 10,1% và từ EU giảm 10,2%.
Xuất khẩu tăng 3% đạt 19,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dầu thô tăng 92,7%, đậu nành tăng 13,7%, cà phê hạt tăng 11,8% và thịt bò tăng 26,5%. Ngược lại, xuất khẩu ngô giảm 34,3%, thịt gà giảm 9,1%, đường thô giảm 41,7% và hàng hóa sản xuất giảm 8,9%. Trong số các đối tác thương mại lớn của Brazil, xuất khẩu tới Trung Quốc tăng 44,4% và tới Mỹ tăng 17,9%, ngược lại tới EU giảm 0,3%.
Tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hơn 1 năm
Theo Cơ quan thống kê Brazil, tỷ lệ lạm phát của Brazil tăng lên 4,53% trong tháng 9 từ 4,19% trong tháng 8, cao hơn dự báo của thị trường 4,45%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/2017, chủ yếu do giá dầu và thực phẩm tăng cao và đạt mức trung bình trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 4,5% +/- 1,5%.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng nhanh hơn đối với thực phẩm và đồ uống không cồn (2,68% so với 2,15%); vận tải (6,93% so với 5,98% trong tháng 8), cụ thể là nhiên liệu (17,69% so với 15,13%); nhà ở (7,8% so với 7,28%), cụ thể là điện (20,37% so với 16,85%); giáo dục (5,27% so với 5,06%). Mặt khác, lạm phát giảm đối với quần áo và giày dép (1,22% so với 1,52%); chăm sóc sức khỏe và cá nhân (5,39% so với 5,44%); hàng gia dụng (1,07% so với 1,1%) và truyền thông (0,41% so với 0,97%).
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,48% sau khi giảm 0,09% trong tháng 8 và cao hơn dự báo của thị trường tăng 0,41%. Đây là tỷ lệ hàng tháng cao nhất trong tháng 9 kể từ năm 2015 khi giá tăng 0,54%. Giá thực phẩm và đồ uống (0,1% so với mức giảm 0,34% trong tháng 8), giá vận tải (1,69% so với mức giảm 1,22%), trong khi chi phí nhà ở giảm nhẹ (0,37% so với 0,44%). Áp lực tăng mạnh nhất là từ chi phí xăng (3,94% so với mức giảm 1,45%), ethanol (5,42% so với mức giảm 4,69%), dầu diesel (6,91% so với mức giảm 0,29%), giá vé máy bay (16,81% so với mức giảm 26,12%), trái cây (4,42%), gạo (2,16%) và bánh mì Pháp (0,96%).
Nga
Kinh tế ít phụ thuộc hơn vào giá dầu và trừng phạt của phương Tây
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, nền kinh tế Nga đã trở nên ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như giá dầu mỏ và các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Phát biểu trong chương trình "Putin. Điện Kremlin" trên kênh truyền hình "Nước Nga - 1", Bộ trưởng Siluanov nhấn mạnh rằng bất chấp việc Nga phải hứng chịu "cú đòn kép": giá "vàng đen" giảm trong năm ngoái và những hạn chế do bị áp đặt từ bên ngoài, nhưng "bây giờ có thể khẳng định nền kinh tế Nga đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào giá dầu cũng như những tác động tiêu cực từ chính sách trừng phạt".
Theo ông Siluanov, Nga đã học được cách ứng phó với những hạn chế bị do áp đặt và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp của mình.
Cũng trong chương trình trên, ông Sulianov còn đề cập đến kế hoạch phi USD hóa nền kinh tế, đồng thời khẳng định kế hoạch này không đồng nghĩa với việc người dân bị cấm sử dụng đồng bạc xanh.
Ngược lại khách hàng người Nga hoàn toàn có thể mở tài khoản bằng đồng USD. Sắp tới Nga sẽ đẩy mạnh trao đổi thương mại bằng đồng nội tệ với các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Siluanov cũng bày tỏ tin tưởng, nếu trong vòng 6 năm tới thực hiện thành công các dự án quốc gia, thì sẽ làm biến đổi nước Nga.
Các nguồn lực chính sẽ được tập trung cho phát triển kinh tế, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phép kết nối các khu vực, trung tâm kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nga còn đầu tư mạnh các lĩnh vực như giáo dục và văn hóa, cũng như thực hiện nhiệm vụ cấp bách số hóa nền kinh tế. Tổng số tiền đầu tư ước tính lên tới 14 nghìn tỷ ruble.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh "Về những mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chiến lược phát triển Liên bang Nga đến năm 2024, theo đó Chính phủ Nga phải soạn thảo và điều chỉnh các dự án quốc gia theo 12 hướng.
Tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn dự báo
Theo Cơ quan thống kê Nga, tỷ lệ lạm phát của Nga đã tăng lên 3,4% trong tháng 9 từ 3,1% trong tháng trước, thấp hơn mức dự báo 3,3% của thị trường. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 7/2017, chủ yếu do giá lương thực tăng.
Trong các loại hàng hóa, giá lương thực tăng 2,5%, tăng từ 1,9% trong tháng 8; giá các sản phẩm phi thực phẩm tăng 4%, sau khi tăng 3,8% trong tháng trước đó. Ngoài ra, lạm phát dịch vụ tăng lên 3,8% trong tháng 9 từ 3,7% trong tháng 8.
Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm đã tăng lên 2,8% trong tháng 9 so với 2,6% của tháng trước.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,2%, cao hơn mức dự báo của thị trường là 0,1% và sau khi không tăng trưởng trong tháng 8. Giá cả tăng nhanh hơn đối với các sản phẩm phi thực phẩm (0,4% từ 0,2% trong tháng 8) và chi phí giảm ít hơn đối với thực phẩm (giảm 0,1% từ mức giảm 0,4%). Trong khi đó, giá chững lại đối với dịch vụ (0,2% từ 0,3%).
Mexico
Tỷ lệ lạm phát của Mexico tăng lên 5,02% trong tháng 9 từ 4,9% trong tháng 8 và thấp hơn mức dự báo của thị trường là 5,01%. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ tháng 3, khi giá tiếp tục tăng, đặc biệt là năng lượng và thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, ngược lại, chi phí giáo dục giảm.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng cao đối với năng lượng (19,2% so với 18,96% trong tháng 8); thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (4,8% so với 4,55%); các dịch vụ khác bao gồm nhà hàng, dịch vụ điện thoại, dịch vụ y tế và dịch vụ du lịch trọn gói (4,09% so với 3,81%) và nhà ở (2,62% so với 2,56%). Trong khi đó, lạm phát giảm đối với giáo dục (4,69% so với 5,02%).
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,42%, sau khi tăng 0,58% trong tháng 8, cao hơn dự báo của thị trường là 0,41%. Giá giảm chủ yếu là xăng (1,47% so với 2,73%) và hàng nông sản như hành (7,76% so với 42,5%) và cà chua (4,26% so với 20,78%).
Chỉ số lạm phát lõi, không bao gồm một số thực phẩm dễ biến động và giá năng lượng tăng 0,32% (0,25% trong tháng 8) và tăng 3,67% trên cơ sở hàng năm (3,63% trong tháng 8).
Ấn Độ
Số liệu do Cơ quan thống kê Ấn Độ công bố cho biết, lạm phát của Ấn Độ tăng lên 3,77% trong tháng 9 từ 3,69% trong tháng 8, nhưng thấp hơn dự báo của thị trường là 4%. Lạm phát lương thực chỉ tăng nhẹ, phù hợp với dự báo của ngân hàng trung ương. Trước đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã cắt giảm dự báo lạm phát xuống 4% từ 4,6% trong quý II.
Lạm phát thực phẩm và đồ uống đã tăng lên 1,08% từ 0,85% trong tháng 8 và chỉ số thực phẩm tăng 0,51%, cao hơn 0,29% trong tháng 8. Giá tăng nhanh hơn đối với các bữa ăn, đồ ăn nhẹ, đồ ngọt (4,41% so với 4,16%); đồ uống không cồn (2,1% so với 1,86%). Mặt khác, lạm phát giảm đối với trái cây (1,12% so với 3,57% trong tháng 8); sữa và các sản phẩm (2,58% so với 2,66%); trứng (3,76% so với 6,96%); thịt và cá (2,32% so với 3,21%); dầu và chất béo (3,21% so với 3,47%). Ngoài ra, giá giảm với rau (giảm 4,15% so với mức giảm 7%); đường và bánh kẹo (giảm 6,42% so với mức giảm 5,81%).
Trong số các sản phẩm phi lương thực, giá tăng với tốc độ nhanh hơn đối với chảo, thuốc lá và chất độc (5,57% so với 5,34%); hàng tạp hóa (5,65% so với 5,52%) nhưng giảm với nhà ở (7,07% so với 7,59%); quần áo và giày dép (4,64% so với 4,88%). Lạm phát không đổi đối với nhiên liệu và điện (8,47%, không đổi so với tháng 8).
Tỷ lệ lạm phát tạm thời tương ứng cho khu vực nông thôn và thành thị là 3,34% và 4,31%, so với tháng 8 là 3,41% và 3,99%.
Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng giảm 0,07% trong tháng 8, sau khi tăng 0,43% trong tháng 8.
N.Nga
Nguồn: Vitic/Tradingeconomics/Bnews

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710909668