Thứ ba, 30-4-2024 - 1:48 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024 

 Thứ tư, 17-4-2024

AsemconnectVietnam - Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu ngô các loại trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD.

Cũng trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,51 triệu tấn, tương đương trên 421,39 triệu USD
Trong khi đó, nhập khẩu đậu tương trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 539.997 tấn, trị giá gần 296,62 triệu USD.
Tình hình nhập khẩu ngô tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, giá trung bình 252,7 USD/tấn, tăng 27,1% về lượng, nhưng giảm 4,8% kim ngạch và giảm 25,1% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Riêng trong tháng 3/2024 đạt 871.741 tấn, tương đương 215,88 triệu USD, giá trung bình 247,7 USD/tấn, giảm 6,5% về lượng và giảm 9,1% kim ngạch so với tháng 2/2024, giá cũng giảm 2,8%; so với tháng 3/2023 thì tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 17,2% về kim ngạch và giảm 27,1% về giá.
Các thị trường nhập khẩu ngô chủ đạo của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,49 triệu tấn, tương đương gần 381,27 triệu USD, giá 256,6 USD/tấn, tăng mạnh 22,5% về lượng, nhưng giảm 5,8% kim ngạch và giảm 23% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Achentina, trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 728.759 tấn, tương đương 178,79 triệu USD, giá 245,3 USD/tấn, chiếm trên 26,2% trong tổng lượng và chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 79,5% về lượng, tăng 31,6% về kim ngạch nhưng giá giảm 26,7% so với 3 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Lào 3 tháng đầu năm 2024 đạt 66.033 tấn, tương đương 16,55 triệu USD, giá 250,6 USD/tấn, chiếm 2,4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 11% về lượng, nhưng giảm 20,3% về kim ngạch và giá giảm 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình nhập khẩu lúa mì tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
3 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,51 triệu tấn, tương đương trên 421,39 triệu USD, tăng 24,2% về khối lượng, nhưng giảm 5,2% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 cả nước nhập khẩu 468.999 tấn lúa mì, tương đương 131,4 triệu USD, giá trung bình 280,2 USD/tấn, giảm 6,9% về lượng và giảm 1,9% kim ngạch so với tháng 2/2024 nhưng giá tăng 5,3%. So với tháng 3/2023 cũng giảm 20,9% về lượng, giảm 39% kim ngạch và giảm 22,8% giá.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,51 triệu tấn, tương đương trên 421,39 triệu USD, tăng 24,2% về khối lượng, nhưng giảm 5,2% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 279,7 USD/tấn, giảm 23,7%.
Các thị trường nhập khẩu lúa mì chủ đạo của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Trong tháng 3/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil giảm 12,2% về lượng và giảm 12,9% kim ngạch so với tháng 2/2024, và giá giảm 0,8%, đạt 236.026 tấn, tương đương 59,05 triệu USD, giá 250,2 USD/tấn; so với tháng 3/2023 thì tăng mạnh 384% về lượng, tăng 240,5% kim ngạch nhưng giảm 29,7% về giá. Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil chiếm 42,7% trong tổng lượng và chiếm 38,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 642.957 tấn, tương đương 162,52 triệu USD, giá trung bình 252,8 USD/tấn, tăng 145,8% về lượng, tăng 69,6% về kim ngạch nhưng giảm 31% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia chiếm 19% trong tổng lượng và chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch, đạt 285.551 tấn, tương đương 91,37 triệu USD, giá trung bình 320 USD/tấn, giảm 64,9% về lượng, giảm 68,6% kim ngạch và giảm 10,4% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Ukraine đạt 147.094 tấn, tương đương 38,58 triệu USD, giá 262,3 USD/tấn, chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 9,2% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 106.997 tấn, tương đương 35,24 triệu USD, tăng 48% về khối lượng và tăng 12,2% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023.
Tình hình nhập khẩu đậu tương tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 539.997 tấn, trị giá gần 296,62 triệu USD, giá trung bình 549,3 USD/tấn, tăng 8,3% về lượng, nhưng giảm 14,4% kim ngạch và giảm 21% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 3/2024 đạt 200.868 tấn, tương đương 103,58 triệu USD, giá trung bình 515,6 USD/tấn, tăng 58,3% về lượng và tăng 46% kim ngạch so với tháng 2/2024, nhưng giá giảm 7,8%; so với tháng 3/2023 tăng 2,1% về lượng, nhưng giảm 22,3% về kim ngạch và giảm 23,9% về giá.
Các thị trường nhập khẩu đậu tương chủ đạo của Việt Nam tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 50,7% trong tổng lượng và chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 273.766 tấn, tương đương gần 145,19 triệu USD, giá 530,3 USD/tấn, tăng 102,7% về lượng, tăng 58,6% kim ngạch nhưng giảm 21,8% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 233.249 tấn, tương đương 130,8 triệu USD, giá 560,8 USD/tấn, chiếm trên 43,2% trong tổng lượng và chiếm 44,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 29,3% về lượng, giảm 43,2% về kim ngạch và giá giảm 19,7% so với 3 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada 3 tháng đầu năm 2024 đạt 27.462 tấn, tương đương 17,05 triệu USD, giá 620,8 USD/tấn, chiếm 5,1% trong tổng lượng và chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 1,3% về lượng, nhưng giảm 14,7% về kim ngạch và giá giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
CK
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711005931