Thứ hai, 6-5-2024 - 13:58 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thái Lan nghiên cứu áp thuế đối với các loại thực phẩm 'mặn' 

 Thứ tư, 16-8-2023

AsemconnectVietnam - Sau thành công của “thuế ngọt,” Thái Lan đang lên kế hoạch nghiên cứu các biện pháp thu thuế đối với các loại thực phẩm "mặn” (thuế natri) để thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đang lên kế hoạch nghiên cứu các biện pháp thu thuế đối với các loại thực phẩm "mặn” (thuế natri) để thay đổi hành vi của người tiêu dùng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thành phần natri theo hướng đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn.
Biện pháp này được nghiên cứu sau thành công của “thuế ngọt” đối với đồ uống có đường được thực hiện từ năm 2017.
Ông Ekniti Nitithanprapas, phụ trách Cục thuế Tiêu thụ Đặc biệt thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, cho biết "thuế natri" sẽ được áp tương tự thuế đối với đồ uống có đường, tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ natri được sử dụng. Thuế sẽ được thu theo tỷ lệ lũy tiến, bắt đầu với các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, đồ ăn nhẹ và thực phẩm đông lạnh.
Theo các nghiên cứu khoa học, việc tiêu thụ quá nhiều natri sẽ dẫn đến huyết áp cao và bệnh thận.
Trong khi đó, người Thái Lan trung bình tiêu thụ 3.600 miligam natri mỗi ngày, gần gấp đôi mức 2.000mg/ngày được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.
Thói quen sử dụng nhiều muối trong ăn uống cũng tạo gánh nặng đối với chi phí điều trị y tế, theo đó Chính phủ Thái Lan hiện phải chi khoảng 36 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) mỗi năm cho ngân sách y tế, bao gồm chi phí cho điều trị lọc thận.
Do đó, Bộ Tài chính nước này có kế hoạch hợp tác với Bộ Y tế để cùng thiết lập các tiêu chuẩn về lượng natri hằng ngày.
Theo ông Ekniti, “thuế ngọt” áp dụng với các mặt hàng đồ uống có đường đã có hiệu quả trong việc giảm lượng đường tiêu thụ của người Thái Lan.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội thuộc trường Đại học Mahidol thực hiện cho thấy 5 năm trước đây, mức tiêu thụ đồ uống có hàm lượng đường từ 10-14g/100ml ở Thái Lan là 2,99 tỷ lít mỗi năm, cao gấp 4 lần so với 728 triệu lít mỗi năm hiện nay.
“Thuế ngọt” đang được áp dụng ở giai đoạn thứ 3, kéo dài từ ngày 1/4/ 2023 đến ngày 31/3/2025, với tỷ lệ lũy tiến dựa trên hàm lượng đường trong sản phẩm.
Đồ uống có hàm lượng đường từ 6-8 gram/100ml bị đánh thuế 30 satang/lít (100 satang = 1 baht), hàm lượng 8-10g/100ml bị đánh thuế 1 baht/lít, hàm lượng 10-14g/100ml bị đánh thuế 3 baht/lít, 14-18g/100ml bị đánh thuế 5 baht mỗi lít, và hơn 18g đường bị đánh thuế 5 baht mỗi lít.
Người Thái Lan trung bình tiêu thụ 20 thìa càphê đường mỗi ngày, cao gấp hơn 3 lần so với mức khuyến nghị 6 thìa càphê (tương đương 24g) mỗi ngày của WHO./.
Nguồn: vietnamplus.vn
 

  PRINT     BACK
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
 Ấn Độ chính thức thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam
 Hoa Kỳ chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam
 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2014/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
 Hoa Kỳ tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
 Indonesia khởi xướng điều tra biện pháp tự vệ với sợi bông nhập khẩu
 Indonesia khởi xướng điều tra 02 vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với vải dệt từ bông và sợi bông nhập khẩu
 Thổ Nhĩ Kỳ rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá dây hàn từ Việt Nam
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh với dây cáp nhôm Việt Nam
 Mỹ và EU cam kết tiếp tục thúc đẩy đàm phán về thương mại thép và nhôm
 Trung Quốc xem xét lại thuế quan đối với rượu vang nhập từ Australia
 Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 20/10: Giá dầu vọt lên hơn 93 USD/thùng
 Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu
 EU quy định ngưỡng hạn ngạch thuế quan một số loại hoa quả
 Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711161846