Thứ ba, 7-5-2024 - 8:21 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Ủy ban châu Âu gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine 

 Thứ năm, 8-6-2023

AsemconnectVietnam - Thỏa thuận cho phép 5 quốc gia thành viên EU cấm bán một số mặt hàng ngũ cốc của Ukraine ở thị trường trong nước, song cho phép quá cảnh qua các quốc gia này để xuất khẩu đi nơi khác

Theo yêu cầu của 5 quốc gia thành viên đang tìm cách bảo vệ ngành nông nghiệp nội địa Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn các hạn chế đối với việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đến ngày 15/9.
Trong một tuyên bố ngày 5/6, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EU sẽ loại bỏ dần các biện pháp phòng ngừa đặc biệt và tạm thời ảnh hưởng đến lúa mỳ, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine ở Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia.
Theo tuyên bố, việc loại bỏ dần sẽ cho phép thực thi những điều chỉnh quan trọng đối với "các tuyến đường đoàn kết" - vốn được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine mà không đi qua Biển Đen, cũng như giải quyết các thách thức trong việc loại bỏ ngũ cốc Ukraine trong vụ thu hoạch này.
Thỏa thuận cho phép 5 quốc gia thành viên EU cấm bán các mặt hàng ngũ cốc đã nêu ở trên của Ukraine ở thị trường trong nước, song cho phép quá cảnh qua các quốc gia này để xuất khẩu đi nơi khác, kể cả sang các nước EU khác.
EC cho biết những hạn chế này đã được thông qua vào ngày 2/5 do "tắc nghẽn hậu cần" ở 5 quốc gia thành viên.
Các hạn chế này hết hạn vào ngày 5/6 nhưng 5 quốc gia lập luận rằng ngũ cốc rẻ hơn của Ukraine đang khiến ngành sản xuất trong nước của họ không có lãi, vì vậy các nước này đã tìm cách gia hạn hạn chế.
Do đó, cần duy trì các biện pháp này trong một khoảng thời gian nữa do tắc nghẽn hậu cần nghiêm trọng và khả năng lưu trữ ngũ cốc hạn chế trước mùa thu hoạch ở 5 quốc gia thành viên.
Trong trường hợp quá cảnh hàng hóa Ukraine bị cản trở do các yêu cầu quá mức ở một hoặc một số trong 5 quốc gia thành viên, EC sẽ đánh giá lại các điều kiện cơ bản nhằm đưa ra quyết định về việc có duy trì các biện pháp phòng ngừa này hay không.
Trước đó, các bộ trưởng nông nghiệp của 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Pháp và Đức, đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về các hạn chế do 5 quốc gia phía Đông áp đặt đối với ngũ cốc nhập khẩu của Ukraine.
Trong bức thư gửi Ủy ban châu Âu (EC) mới đây, 12 quốc gia nhấn mạnh các biện pháp "hạn chế nhập khẩu có chọn lọc" từ Ukraine, được thông qua mà không tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên, gây ra những lo ngại nghiêm trọng, bởi vì chúng dẫn đến sự đối xử khác biệt trong thị trường nội khối.
Các bộ trưởng 12 nước nhấn mạnh sự thiếu minh bạch này là nghiêm trọng, khi EC cho biết họ sẵn sàng duy trì các biện pháp như vậy, trong bối cảnh gia hạn thêm một năm miễn thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu của Ukraine kể từ ngày 6/6./.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+

 

  PRINT     BACK
 Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu
 Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Amoni nitrat có xuất xứ từ Việt Nam
 Túi giấy từ Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
 Australia không áp thuế chống bán phá giá với Amoni nitrat từ Việt Nam
 Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu
 Quy định mới về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu
 Ma-rốc ban hành kết luận rà soát thuế tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu
 Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam
 In-đô-nê-xi-a ban hành kết luận rà soát trong các vụ việc tự vệ đối với một số sản phẩm màn che và sợi nhập khẩu
 EU thông qua quy định về Cơ chế cân bằng carbon (CBAM)
 Hướng dẫn quy trình và thủ tục chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ
 Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại
 Canada rà soát thuế chống bán phá giá thép chống ăn mòn của Việt Nam
 Mỹ điều tra chống bán phá giá sản phẩm giá để đồ bằng thép từ Việt Nam
 Ấn Độ quy định siro ho phải được xét nghiệm trước khi xuất khẩu


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711178496