Thứ hai, 29-4-2024 - 11:10 GMT+7  Việt Nam EngLish 

EU kích hoạt kế hoạch cải cách luật quản lý ngành dược phẩm 

 Thứ năm, 27-4-2023

AsemconnectVietnam - EU triển khai kế hoạch cải cách luật dược phẩm nhằm đảm bảo mọi người dân trong khối này có thể tiếp cận cả những phương thức điều trị đột phá mới và cả các loại thuốc gốc (generic drug).

Ngày 26/4, Liên minh châu Âu (EU) công bố dự thảo đề xuất cải cách luật quản lý ngành dược phẩm của khối kể cả khi các nhà sản xuất từng cảnh báo sẽ chuyển dịch đầu tư ra khỏi châu Âu.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế Stella Kyriakides, EU triển khai kế hoạch cải cách luật dược phẩm lớn nhất trong 2 thập kỷ nhằm đảm bảo mọi người dân trong khối này có thể tiếp cận cả những phương thức điều trị đột phá mới và cả các loại thuốc gốc (generic drug) đồng thời chấm dứt tình trạng chênh lệch quá lớn về khả năng tiếp cận và giá thuốc giữa các quốc gia thành viên.
Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất giảm thời gian độc quyền thị trường cơ bản mà nhà sản xuất dược có được trước khi thuốc gốc được đưa vào lưu hành rộng rãi, từ 10 năm xuống còn 8 năm.
Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất có thể đưa thuốc mới tới toàn bộ 27 nước thành viên EU trong vòng 2 năm thì họ có thêm 2 năm độc quyền.
Theo Ủy viên Kyriakides, hệ thống sáng kiến mới sẽ giúp thêm 70 triệu người dân EU được tiếp cận các loại thuốc mới so với mức hiện nay.
Sau khi đề xuất được công bố, Nghị viện châu Âu (EP), EC và các nước thành viên EU sẽ đưa ra những đóng góp cho nội dung chi tiết văn bản luật cuối cùng. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm.
EC hy vọng các biện pháp cải cách sẽ tạo ra một thị trường dược phẩm chung cho toàn EU đồng thời đảm bảo thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm.
Tuy nhiên, nhiều công ty dược phẩm lớn, trong đó có Bayer và Novo Nordisk hay cả những công ty công nghệ sinh học nhỏ, đã cảnh báo từ nhiều tháng nay rằng các biện pháp cải cách sẽ gây hiệu ứng ngược và kết quả là chính EU sẽ mất đi cơ hội tiếp cận sớm những phương thức điều trị mới nhất.
Bên cạnh đó, các biện pháp cải cách cũng nhằm ngăn chặn nguy cơ thiếu thuốc, như tình trạng thiếu thuốc kháng sinh từng xảy ra trong mùa Đông vừa qua, bằng cách yêu cầu các công ty thông báo sớm tới EU về những vấn đề cung ứng có thể phát sinh. Cơ quan quản lý thuốc EU cũng sẽ được tổ chức lại để tăng tốc thời gian cấp phép các loại thuốc mới./.
Nguồn: vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tại Ấn Độ
 Phi-líp-pin thông báo điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng vỏ bình ga bằng thép nhập khẩu
 Một số lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Algeria
 Indonesia chưa thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
 Những lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Canada năm 2023
 Cập nhật Quy định mới về các mặt hàng nhập khẩu vào Myanmar phải có giấy phép nhập khẩu
 Indonesia khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ 2 về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm màng BOPP có xuất xứ từ Thái Lan và Việt Nam
 EU sửa đổi Quy định 396/2005 về dư lượng tối đa đối với Clothianidin và Thiamethxam trên và trong một số sản phẩm nhất định
 Giới thiệu một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu - Phần 3: nhãn CE
 Hungary thu hồi bột mì nguyên cám nhãn hiệu Bauck Hof
 Giới thiệu một số quy định nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu - Phần 2: phân loại, ghi nhãn và đóng gói (CLP)
 Hoa Kỳ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán
 Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện
 EU thay đổi mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật dưới nước nhập khẩu vào EU
 EU-Thái Lan tái khởi động đàm phán về FTA tự do và cân bằng


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710988583