Thứ hai, 20-5-2024 - 6:28 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 8/5: Giá cà phê tiếp tục giảm 

 Thứ tư, 8-5-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 7/5 giá ngô, giá lúa mì, giá đậu tương, giá cà phê giảm, trong khi giá ca cao tăng 13%, giá cao su trái chiều, giá tiêu ổn định.

Cà phê tiếp tục giảm
Vương quốc Anh kỷ niệm Ngày lễ Ngân hàng tháng 5/2024 vào thứ 2, thị trường cà phê Robusta ở London đóng cửa vào ngày 6/5. Do vậy, thị trường cà phê Arabica ở New York sẽ giao dịch một mình.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/5 (trước giờ đóng cửa), giá cà phê Robusta trên sàn London giảm mạnh, dao động từ 3.280 - 3.541 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 3.280 USD/tấn (giảm 139 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.470 USD/tấn (giảm 147 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.385 USD/tấn (giảm 151 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.280 USD/tấn (giảm 153 USD/tấn).
Trong phiên giao dịch ngày 7/5, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 200,75 cent/lb (giảm 2,60%); Kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 199,10 cent/lb (giảm 2,57%); kỳ hàng tháng 12/2024 là 197,40 cent/lb (giảm 2,52%) và kỳ hàng tháng 03/2025 là 196,75 cent/lb (giảm 2,55%).
Tương tự, Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 7/5/2024 giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 248,90 USD/tấn (giảm 1,45%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 250,10 USD/tấn (giảm 2,76%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 240,00 USD/tấn (giảm 0,74%); và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 237,70 USD/tấn (giảm 0,29%).
Cao điểm thu hoạch cà phê Brazil sẽ diễn ra trong tháng 7. Từ nay đến lúc đó, giá cà phê nhiều khả năng diễn biến khó lường. Trong dài hạn, xu hướng chung của thế giới vẫn là nguồn cung khan hiếm nên sẽ ít có khả năng giá giảm sâu như những năm trước. Giá vẫn sẽ ở mức tốt cho người nông dân Việt Nam trong niên vụ tới
Theo ICO, trong nửa đầu tháng 4, giá nông sản này đã tăng tới 21,8%; từ mức 193,4 lên 235,5 US cent/pound do lo ngại mưa lớn ở bang Minas Geraiscủa Brazil có thể ảnh hưởng đến nguồn cung niên vụ 2024-2025 của nước này.
Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn về nguồn cung do sản lượng thu hoạch giảm liên tiếp trong hai niên vụ 2022/23 và 2023/24.
Nhưng đến những ngày cuối tháng, giá nông sản này đã đảo chiều và giảm mạnh xuống còn 218,1 US cent/pound do chịu tác động bởi các yếu tố chính như: Sự phục hồi của tồn kho trên sàn ICE; chốt lời trên thị trường giấy (vị thế mua ròng của thị trường châu Âu trên sàn ICE đã giảm 5.042 lô trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 23/4) và đồng USD mạnh lên thúc đẩy hoạt động bán ra, đồng nội tệ của Brazil giảm (từ 5,3 Real/USD vào ngày 16/4 xuống còn 5,1 Real/USD vào ngày 30/4).
Dẫu vậy, đánh giá chung thì các nhóm cafe đều tăng mạnh trong tháng 4/2024. Trong đó, Arabica Brazil tăng tới 17,8% lên mức trung bình 218,8 US cent/pound. Giá Arabica Colombia và Arabica khác tăng lần lượt 15% và 14,8%; đạt 241,8 và 239,7 US cent/pound. Còn giá Robusta tăng 16,8%; lên 195,7 US cent/pound - mức cao nhất trong 45 năm qua, kể từ tháng 7/1979.
Ca cao tăng hơn 13%
Giá cacao trên sàn New York đã phục hồi mạnh vào thứ Ba sau khi giảm gần 7% trong phiên trước đó, kết thúc phiên ở mức 8.610 USD/tấn tăng 1.022 USD, tương đương tăng 13,5% so với phiên liền trước.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 7 tại London tăng 8,4% lên 7.466 bảng/tấn.
Các đại lý cho biết các yếu tố cơ bản nhìn chung vẫn hỗ trợ bất chấp giá giảm mạnh gần đây, với thời tiết khô hạn ở Bờ Biển Ngà, nước trồng hàng đầu, cản trở vụ giữa vụ và làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung.
Citi ước tính thị trường ca cao cân bằng vào năm 2024/25 do nhu cầu ngày càng giảm trong bối cảnh giá cao. Họ nhận thấy khả năng cao sẽ có dư thừa trong khoảng 125.000-200.000 tấn vào năm 2025/26.
Tiêu ổn định
Giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia tăng tới 3,29%, lên mức 4.919 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia tăng 2,57%; ở ngưỡng 6.469 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo tại mức 4.700 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 và 550 g/l lần lượt giữ ở mức 4.400 và 4.500 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu neo tại ngưỡng 6.000 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới tăng khá mạnh trong quý đầu năm do lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh sản lượng dự báo sụt giảm tại Việt Nam và Brazil, trong khi nhu cầu từ Mỹ và châu Âu đang tăng trở lại.
Theo đó, giá tiêu đen tại Indonesia đã tăng khoảng 13% trong quý I, Brazil tăng 37,6%, còn Việt Nam tăng 7,5 – 7,7%. Bước sang tháng 4, giá tiêu biến động trái chiều giữa các nước xuất khẩu nhưng nhìn chung vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 4.573 USD/ tấn, tăng 4,1% so với cuối tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Brazil, giá tiêu đen ASTA 570 dao động ở mức 4.300 USD/tấn, giảm 4,4% so với cuối tháng trước song vẫn tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen từ đầu tháng 4 đến nay ổn định ở mức 4.200 – 4.300 USD/tấn với loại 500 g/l và 550 g/l, nhưng so với cách đây một năm giá đã tăng khoảng 30 - 31%.
Nguồn cung đến từ Campuchia kết hợp với mùa thu hoạch cao điểm ở Việt Nam, vụ mùa bội thu ở Ấn Độ và nhu cầu nhập khẩu ở mức thấp từ Trung Quốc đã giúp giá tiêu thế giới có phần ổn định trở lại sau khi tăng nhanh hồi đầu năm.
Ngô, đậu tương, lúa mì đồng loạt giảm
Trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT), lúa mì kỳ hạn tháng 7 giảm 6 cent xuống 6,42-3/4 USD/bushel, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 2,1/4 US cent, xuống 12,46-1/2 USD/bushel, trong khi giá ngô giao tháng 7 giảm 2 US cent, xuống 4,67 USD USD/bushel.
Trong phiên giao dịch ngày 7/5 giá lúa mì trên sàn Chicago giảm từ mức cao nhất chưa từng thấy kể từ tháng 12, trong khi giá ngô giảm từ mức cao nhất trong 4 tháng do các nhà đầu tư đánh giá tác động của thời tiết khắc nghiệt ở một số vùng sản xuất chính.
Các hợp đồng đậu tương cũng kết thúc ở mức giảm do chốt lời sau khi đạt mức cao gần đây.
Cao su biến động trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 tháng 5/2024 tăng 2,84% lên mức 318,3 yen/kg (tương đương tăng 8,8 yên/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h48 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 ở mức 13.885 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,57% (tương đương giảm 80 nhân dân tệ/tấn).
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 3/2024 đạt 751 chiến tấn, giảm 4,5% so với tháng 2/2024, Nhưng lại tăng 3,4% so với tháng 3/2023.
Trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên dự kiến đạt 1,29 triệu tấn, giảm 8% so với tháng 2/2024, nhưng tăng 2,9% so với tháng 3/2023. ANRPC dự báo, năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu sẽ đạt 14,54 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2023.
Trong đó, sản lượng của Thái Lan dự kiến giảm 0,5%; Indonesia giảm 5,1%; sản lượng của Trung Quốc dự kiến tăng 6,9%; Ấn Độ tăng 6%; Việt Nam tăng 2,9%; Malaysia tăng 2,9% và các nước khác tăng 7,3% so với năm 2023, theo Bộ Công Thương Việt Nam.
Về tiêu thụ, dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2024 đạt 15,67 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2023. Trong đó, Malaysia trở thành điểm sáng về tiêu thụ cao su tự nhiên, dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia sẽ tăng trưởng 45,4% so với năm 2023.
Tiêu thụ của Trung Quốc dự kiến tăng 5,5%; Ấn Độ tăng 3%; Thái Lan tăng 1%; Việt Nam tăng 6%; Các nước khác giảm 3,8% so với năm 2023. Bờ Biển Ngà: Trong quý I/2024, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đạt 396,71 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Bờ Biển Ngà là nhà sản xuất cao su tự nhiên quan trọng ở châu Phi. Trong những năm gần đây, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đã tăng lên nhờ lợi nhuận ổn định nên nông dân đã chuyển đổi cây trồng từ ca cao sang cao su. Cao su của Bờ Biển Ngà được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ, Đức…
N. Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711561067