Chủ nhật, 5-5-2024 - 10:38 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường" 

 Thứ năm, 11-4-2024

AsemconnectVietnam - Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) một lần nữa gia hạn cắt giảm sản lượng dầu trong tháng này.
Quyết định đó không bất ngờ và khác với những thông báo về chính sách sản xuất trước đây của OPEC, nó có tác động lên giá dầu như mong muốn.
Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo điều này sẽ không có tác dụng kéo dài. Đã đến lúc OPEC phải sớm đưa ra quyết định.
Năm ngoái, các nhà giao dịch dầu hầu như chỉ tập trung vào nhu cầu và các mối đe dọa từ đó, đặc biệt là ở Trung Quốc. Năm nay, họ bắt đầu hiểu rằng việc giảm sản lượng 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong khi nhu cầu toàn cầu thực sự tăng lên sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới nguồn cung vào thời điểm nào đó. Giá dầu vẫn đang trên đà tăng.
Đúng là một số thành viên OPEC+ đã sản xuất nhiều hơn hạn ngạch được giao và họ đã được yêu cầu phải thực hiện các bước để bù đắp - thường có nghĩa các nước phải tạm thời cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Nhưng có vẻ việc sản xuất quá mức cùng sản lượng ngày càng tăng của các nước được miễn hạn ngạch gồm Iran, Venezuela và Libya đã không ảnh hưởng mục đích của kế hoạch cắt giảm chung. Tuy nhiên, những điều này không thể tiếp tục mãi mãi.
Tuy nhiên, ông Robin Mills, Giám đốc Điều hành của Công ty Tư vấn Qamar Energy, cho biết OPEC+ có thể quyết định tiếp tục cắt giảm cho đến khi dầu vượt quá 100 USD/thùng.
Ông Mills cho rằng việc tiếp tục cắt giảm là một trong hai con đường phía trước của OPEC.
Hậu quả của con đường này có thể lường trước, chẳng hạn như lạm phát tăng vọt cùng sản lượng ở Mỹ cao hơn.
Một cơ sở khai thác dầu tại Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Con đường khác theo mô tả của ông Mills là khi OPEC tin tưởng vào dự báo nhu cầu mạnh mẽ của chính mình và dỡ bỏ kế hoạch hạn chế sản lượng cắt giảm. Đây cũng là một lựa chọn khả thi.
Tuy nhiên, có thể xuất hiện lập luận rằng việc tiếp tục cắt giảm sản lượng cũng là một dấu hiệu cho thấy OPEC tin vào kỳ vọng nhu cầu mạnh mẽ của họ: nếu nhu cầu vẫn vững chắc và có xu hướng mở rộng, nó sẽ mở rộng ngay cả trong môi trường giá cao.Đây chính xác là những gì đã xảy ra vào năm 2022 khi xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng và duy trì ở đó đủ lâu để đưa mức giá trung bình hàng năm đạt gần 95 USD/thùng.
Nhu cầu trong năm giá dầu cao chóng mặt đó vẫn tăng hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày. Và đó là trước khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc bùng nổ trở lại sau đại dịch, vì lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 chỉ kết thúc vào cuối năm 2022.
Do đó, mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.
OPEC dự kiến nhu cầu dầu trong năm 2024 sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày. Với việc khối này giữ nguyên kế hoạch hạ sản lượng, tốc độ tăng trưởng nhu cầu đó chắc chắn sẽ đẩy thị trường toàn cầu vào tình trạng thâm hụt.
Các ước tính về quy mô thâm hụt này khác nhau, trong đó Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy mức thâm hụt “nhẹ” do việc cắt giảm của OPEC+ và nhu cầu mạnh hơn do tình hình Biển Đỏ.
Tuy nhiên, chuyên gia Mills của Qamar Energy nhận thấy mức thâm hụt có thể lên tới 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.
Nếu điều này xảy ra, sẽ không có gì dễ dàng hơn đối với OPEC ngoài việc tuyên bố chấm dứt cắt giảm, hoặc ít nhất là điều chỉnh kế hoạch để giá sụt giảm quá mức.
Môi trường thâm hụt nguồn cung cũng sẽ là thời điểm tốt nhất để thực hiện những điều chỉnh này: Khi giá cao và nhu cầu mạnh, tác động của một thông báo như vậy đối với giá dầu sẽ được hạn chế phần nào bởi các yếu tố cơ bản của thị trường.
Dù sao thì việc cắt giảm không thể tiếp tục mãi mãi, nhất là khi một số thành viên OPEC đã phản đối hạn ngạch từ trước./.
Nguồn: Vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Sản lượng iPhone của Apple tại Ấn Độ đạt tổng giá trị 14 tỷ USD
 Thị trường kim loại thế giới ngày 10/4: Giá vàng lập đỉnh kỷ lục, đồng cao nhất trong 14 tháng
 Thị trường năng lượng thế giới ngày 10/4: Giá gas giảm phiên thứ 2 liên tiếp
 Thị trường năng lượng thế giới ngày 9/4: Giá xăng dầu giảm mạnh
 Thị trường kim loại thế giới ngày 9/4: Giá bạc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm
 Hai yếu tố thúc đẩy giá vàng thế giới nối dài đà tăng kỷ lục
 Xe điện Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường châu Âu với cuộc đua hạ giá
 Lượng bạc nhập khẩu của Ấn Độ tăng mạnh, chạm mức cao kỷ lục
 Thị trường nông sản thế giới ngày 9/4: Giá cà phê trái chiều
 Nam Á: Thị trường phế liệu sắt nhập khẩu trầm lắng do nhu cầu giảm
 Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 8/4: Giá quặng sắt giao sau tăng lên mức cao nhất trong gần hai tuần
 FAO: Giá lương thực thế giới phục hồi trở lại từ mức thấp nhất trong 3 năm qua
 Những chất xúc tác có thể đẩy giá dầu tăng lên trên ngưỡng 100 USD mỗi thùng
 Những diễn biến mới nhất trên thị trường nông sản thế giới
 Ngân hàng Trung ương Ấn Độ nắm giữ hơn 812 tấn vàng trong kho dự trữ


© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711137060