Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019
Thứ ba, 28-1-2020
AsemconnectVietnam - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầucủa Việt Nam năm 2019 ghi nhận sụt giảm chút ít cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2018.
Nhập khẩu xăng dầu của nước ta năm 2019 cũng sụt giảm cả về lượng, giá trị và giá nhập khẩu. Mức sụt giảm nhiều hơn so với xuất khẩu.
Tình hình xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019
Năm 2019 cả nước xuất khẩu 3,11 triệu tấn xăng dầu, thu về gần 1,91 tỷ USD, giá trung bình 613,1 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 10/2019 thì sang 2 tháng cuối năm 2019 tăng mạnh trở lại, tháng 11/2019 tăng trên 30% cả về lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, tháng 12/2019 tăng tiếp 33,4% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so với tháng 11, đạt 293.657 tấn, tương đương 176,12 triệu USD; giá xuất khẩu đạt 599,8 USD/tấn, giảm giảm 1,2% so với tháng 11/2019 và giảm 3,5% so với cùng tháng năm trước,.
Tính chung trong cả năm 2019 cả nước xuất khẩu 3,11 triệu tấn xăng dầu, thu về gần 1,91 tỷ USD, giá trung bình 613,1 USD/tấn, giảm 0,2% về lượng, giảm 5,8% về kim ngạch và giảm 5,6% về giá so với năm 2018.
Các thị trường xuất khẩu xăng dầu chủ yếu của Việt Nam năm 2019
Xăng dầu của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc; riêng thị trường Đông Nam Á chiếm tới 44,1% trong tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của cả nước và chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch, đạt 1,37 triệu tấn, tương đương 753,23 triệu USD, tăng 10,5% về lượng nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với năm trước.
Đứng sau thị trường Đông Nam Á là thị trường Trung Quốc, chiếm 17,4% trong tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của cả nước và chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch, đạt 540.500 tấn, tương đương 384,39 triệu USD, giá trung bình 711,2 USD/tấn, tăng 14% về lượng, tăng 15,9% về kim ngạch và tăng 1,7% về giá so với năm 2018.
Xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Hàn Quốc giảm mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 30,8%, 42,5% và 16,9% so với năm 2018, đạt 75.618 tấn, tương đương trên 48 triệu USD, giá 634,8 USD/tấn.
Tình hình nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2019 đạt 9,8 triệu tấn, trị giá 5,95 tỷ USD, giá trung bình 607,7 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2018, với mức giảm tương ứng 14,3%, 22,2% và 9,1%.
Riêng tháng 12/2019 nhập khẩu 952.468 tấn xăng dầu, tương đương 561,85 triệu USD, giá trung bình 589,9 USD/tấn, giảm 4,7% về lượng, giảm 5,3% về kim ngạch và giảm 0,6% về giá so với tháng 11/2019, nhưng so với cùng tháng năm 2018 thì tăng mạnh 36,3% về lượng, tăng 46,4% về kim ngạch và tăng 7,4% về giá.
Các thị trường nhập khẩu xăng dầu chủ yếu của Việt Nam năm 2019
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Hàn Quốc chiếm 29% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 31% trong tổng kim ngạch, với 2,84 triệu tấn, tương đương 1,85 tỷ USD, giá trung bình 650,7 USD/tấn, tăng 17,2% về lượng, tăng 3% về kim ngạch nhưng giảm 12,1% về giá so với năm 2018. Malaysia là thị trường lớn thứ 2 đạt 2,46 triệu tấn, tương đương 1,43 tỷ USD, giá 582,5 USD/tấn, chiếm 25% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xăng dầu nhập khẩu của cả nước, giảm 25,1% về lượng, giảm 30,2% về kim ngạch và giảm 6,8% về giá so với năm 2018.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Singapore chiếm 21,9% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch, đạt 2,15 triệu tấn, tương đương 1,21 tỷ USD, giá 561,9 USD/tấn, giảm 10,4% về lượng, giảm 21% về kim ngạch và giảm 11,9% về giá so với năm 2018.
Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Trung Quốc đạt 1,56 triệu tấn, tương đương 975,73 triệu USD, chiếm 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, tăng 7,1% về lượng nhưng giảm 2,6% về kim ngạch so với năm trước. Giá nhập khẩu đạt 624,5 USD/tấn, giảm 9%.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan 634,02 tấn, tương đương 393,06 triệu USD; từ Nga 54.546 tấn, tương đương 36,67 triệu USD; Đài Loan 22.905 tấn, tương đương 14,85 triệu USD; Nhật Bản 16.340 tấn, tương đương 9,38 triệu USD; Hồng Kông 563 tấn, tương đương 0,26 triệu USD.
CK
Nguồn: VITIC
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023
Xuất khẩu thủy sản tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023
Tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023
Nông sản, thực phẩm Việt chinh phục thị trường Nhật Bản
Xuất khẩu tôm đối mặt nhiều khó khăn trong năm 2023
Tháng 2/2023, hồ tiêu xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
Xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 49,46 tỷ USD trong tháng 2/2023
Tháng 2/2023, xuất khẩu cà phê tăng trưởng 2 con số
Tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản phục hồi trở lại
2 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vươn lên là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất
Xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại trong nửa đầu tháng 2/2023

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...