Các ngân hàng trung ương lớn giữ ổn định lãi suất trong tháng 1
Thứ sáu, 16-2-2024AsemconnectVietnam - Các ngân hàng trung ương lớn đã giữ vững quan điểm về lãi suất trong tháng 1, trong khi các ngân hàng ở thị trường mới nổi đang nỗ lực cắt giảm lãi suất.
Tháng 1/2024 đã ghi nhận 5 trong số các ngân hàng trung ương giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất – bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng trung ương Canada và Na Uy tổ chức các cuộc họp chính sách mà không có thay đổi về lãi suất. Trong khi có 8 cuộc họp vào tháng 12, và chỉ có Na Uy quyết định tăng lãi suất.
Philip Shaw, chiến lược gia tại Investec cho biết: “Lãi suất được thiết lập ở vị trí trung tâm vào năm 2024. Tuy nhiên, khác xa với hai năm trước, câu hỏi bây giờ không phải là các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất đến mức nào mà là họ sẽ cắt giảm khi nào và ở mức độ nào”.
Hôm thứ Tư (31/12), Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và mở ra cơ hội cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, ông cũng phản đối việc thị trường đặt cược vào động thái này ngay sau tháng 3, với những kỳ vọng hiện đang dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 5.
Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi - vốn đang dẫn đầu cả chu kỳ thắt chặt và nới lỏng - lại tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Cụ thể, 18 ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế đang phát triển đã cắt giảm lãi suất trong tháng 1. Các nhà hoạch định chính sách ở Brazil, Hungary, Colombia và Chile đều mở rộng nỗ lực nới lỏng, trong khi Israel đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 4 năm. Các động thái này đã đưa tổng số mức cắt giảm lãi suất trong tháng 1 lên 275 điểm cơ bản – là mức hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 5/2022.
Thổ Nhĩ Kỳ là trường hợp ngoại lệ duy nhất trong tháng 1 khi thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất 250 điểm cơ bản nữa để củng cố đồng tiền đang suy giảm và giải quyết tình trạng lạm phát, mặc dù ngân hàng trung ương cho biết họ hiện đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ.
Trong khi đó, các nhà phân tích dự đoán rằng việc nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được mở rộng trong những tháng tới.
William Jackson, nhà kinh tế tại Capital Economics cho biết: “Ngân hàng trung ương Mexico có thể sẽ là ngân hàng trung ương tiếp theo cắt giảm lãi suất vào cuối quý này và nhiều ngân hàng trung ương châu Á sẽ nhập cuộc cắt giảm lãi suất vào tháng 4 và tháng 5, sớm hơn hầu hết mọi người mong đợi”.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
BOE tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách
Philippines: Lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 1
Tháng 3 hoặc tháng 4 được kỳ vọng là thời điểm BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm
Việc làm ở Mỹ tăng, tăng khả năng Fed không cắt giảm lãi suất trong tháng 3
Hàn Quốc: xuất khẩu đạt mức cao và chỉ số PMI sản xuất đạt 51,2 trong tháng 1
Giám đốc IMF: Fed có thể đối mặt với nhiều rủi ro khi cắt giảm lãi suất sớm
Lạm phát cơ bản của khu vực Euroze giảm nhưng lạm phát lõi gây thất vọng
Lạm phát tại Italy tiếp tục tăng trong tháng 1
OECD: Còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát
10 chủ đề chính cho kinh tế toàn cầu năm 2024
Triển vọng kinh tế toàn cầu mâu thuẫn với kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
Khu vực Eurozone: Vẫn bị kẹt giữa trì trệ, chuyển đổi và căng thẳng địa chính trị
Áp lực khủng hoảng nợ của các quốc gia thị trường mới nổi hạ nhiệt khi lợi suất giảm
Ngân hàng Indonesia giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp đầu tiên của năm 2024
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...