Giám đốc IMF: Fed có thể đối mặt với nhiều rủi ro khi cắt giảm lãi suất sớm
Thứ hai, 12-2-2024AsemconnectVietnam - Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm thay vì quá muộn.
Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Năm (1/2): “Các ngân hàng trung ương cần được hướng dẫn bởi dữ liệu chứ không phải bởi những kỳ vọng quá cao của thị trường… Tại thời điểm này trong chu kỳ, có nguy cơ việc thực hiện nới lỏng là sớm”.
Bình luận của bà được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát ra tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ đã hoàn thành chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ, đồng thời tìm cách giảm thiểu kỳ vọng rằng việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra ngay trong tháng tới. Các quan chức Fed trong cuộc họp chính sách tuần này đã quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm.
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs, Barclays và Bank of America cũng dời dự báo cắt giảm lãi suất từ tháng 3 sang tháng 6.
Bà Kristalina Georgieva cho biết, IMF đang nhận thấy rủi ro cao hơn nếu nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm thay vì muộn hơn. Việc dịch chuyển chính sách quá sớm có thể đảo ngược thành quả đạt được trong quá trình kiểm soát lạm phát cũng như kỳ vọng của công chúng về áp lực giá cả trong tương lai, điều này có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng việc giữ lãi suất tăng quá lâu có nguy cơ làm chậm nền kinh tế Mỹ quá nhiều và gây tổn hại cho các thị trường mới nổi vốn hạ lãi suất bằng cách tác động đến đồng tiền của họ “theo cách hơi tiêu cực”.
Thước đo ưa thích của Fed về lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt xuống mức thấp gần ba năm vào tháng 12. Trong đó, lạm phát cơ bản đã tăng 1,9% trong tháng 12 trên cơ sở 6 tháng, thấp hơn mục tiêu 2% của Fed trong tháng thứ hai liên tiếp.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Các ngân hàng trung ương lớn giữ ổn định lãi suất trong tháng 1
BOE tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách
Philippines: Lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 1
Tháng 3 hoặc tháng 4 được kỳ vọng là thời điểm BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm
Việc làm ở Mỹ tăng, tăng khả năng Fed không cắt giảm lãi suất trong tháng 3
Hàn Quốc: xuất khẩu đạt mức cao và chỉ số PMI sản xuất đạt 51,2 trong tháng 1
Lạm phát cơ bản của khu vực Euroze giảm nhưng lạm phát lõi gây thất vọng
Lạm phát tại Italy tiếp tục tăng trong tháng 1
OECD: Còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát
10 chủ đề chính cho kinh tế toàn cầu năm 2024
Triển vọng kinh tế toàn cầu mâu thuẫn với kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
Khu vực Eurozone: Vẫn bị kẹt giữa trì trệ, chuyển đổi và căng thẳng địa chính trị
Áp lực khủng hoảng nợ của các quốc gia thị trường mới nổi hạ nhiệt khi lợi suất giảm
Ngân hàng Indonesia giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp đầu tiên của năm 2024
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 65,6% so với năm 2022.Thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam ...
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam năm ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...