Thị trường phân bón thế giới tháng 12/2021
Thứ sáu, 31-12-2021AsemconnectVietnam - Giá phân bón thế giới tiếp tục tăng trong tháng 12/2021 nhờ sự hỗ trợ từ nhu cầu mạnh mẽ.
Sản xuất nông nghiệp thế giới được khôi phục, nhu cầu phân bón gia tăng ở châu Âu, Mỹ, Brazil và một số nước châu Á. Cùng đó, giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đều tăng rất mạnh trong thời gian qua dẫn đến giá thành tăng. Chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển, cũng tăng mạnh khiến cho giá hầu hết các loại phân bón tăng lên mức kỷ lục.
Tất cả 8 loại phân hóa học chính trên thị trường Mỹ đều tăng so với tháng 11, trong đó phân đạm tăng mạnh nhất. Năm trong số tám loại phân bón chính ghi nhận mức tăng hơn 5% so với tháng trước. Giá UAN28 tăng 20% so với tháng trước, lên 577 USD/tấn, tiếp tục là mức cao kỷ lục. Giá Anhydrous tăng 18% lên 1.372 USD/tấn. Giá UAN32 tăng 8% lên 661 USD/tấn. Giá Urê tăng 7% lên 887 USD/tấn và giá phân bón 10-34-0 tăng 5% lên 756 USD/tấn.
Ba loại phân bón còn lại là DAP, MAP và Kali tăng giá nhẹ so với tháng trước với mức giá lần lượt là 840 USD/tấn, 919 USD/tấn và 778 USD/tấn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá hầu hết các loại phân bón hiện đều tăng mạnh, trong đó tăng mạnh nhất là giá phân bón Urê tăng tới 155%, Kali tăng 134%, MAP tăng 125% và DAP tăng hơn 100%.
Giá dầu tăng lên mức kỷ lục nhiều năm cũng góp phần đẩy giá phân bón tăng theo, nguồn cung phân bón thế giới bị thắt chặt do dịch COVID-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất ở nhiều nước và tình trạng thiếu container, cước phí vận chuyển cao ảnh hưởng tới việc vận chuyển.
Giá lương thực và TĂCN đang ở mức cao thúc đẩy ngành nông nghiệp gia tăng sản xuất các mặt hàng này, kéo theo nhu cầu phân bón gia tăng. Trong khi đó, dịch bệnh khiến nguồn cung vẫn còn nhiều thời điểm bị gián đoạn. Triển vọng thị trường phân bón thế giới khả quan sau khi dịch bệnh COVID-19 được đẩy lùi.
Với tình hình dịch bệnh và nguồn cung nguyên liệu khan hiếm như hiện nay, giá phân bón sẽ còn tăng cao vào đầu năm 2022.
Theo Bert Frost, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh của CF Industries, tình trạng khan hiếm phân bón có thể kéo dài ít nhất hết năm 2023. Và chắc chắn, đó là một thách thức đối với sản xuất nông nghiệp toàn cầu.
Giá than, khí đốt diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Giá than bất ngờ sụt giảm mạnh kể từ cuối tháng 10 sau khi chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp can thiệp vào thị trường. Bên cạnh đó, cùng với biến động của giá dầu, giá khí tự nhiên cũng điều chỉnh giảm do ảnh hưởng của biến thể Omicron mới của dịch bệnh, và mùa đông tại Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ ấm hơn so với nhận định trước đó. Giá các nguyên liệu như khí và than sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2022.
Mặc dù thị trường than và khí đốt hạ nhiệt, nhu cầu phân bón được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2022. Giá phân bón thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2022. Lý do là Trung Quốc, Nga và Ai Cập lại hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu. Các quốc gia này ưu tiên tăng cường dự trữ urê, để đảm bảo nhu cầu nội địa. Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó thúc đẩy các quốc gia tăng cường dự trữ phân bón và lương thực. Ngoài ra, giá dầu và giá khí đốt thế giới được dự báo sẽ biến động khó lường trong thời gian tới, cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng tới giá mặt hàng này.
N.Nga
Nguồn: VITIC/DTN
Agroconsult dự báo vụ đậu tương năm 2022/23 của Brazil tăng lên 155 triệu tấn
Trung Quốc đồng ý nối lại hoạt động nhập khẩu thịt bò Brazil
Nhập khẩu ngô, đậu tương của Trung Quốc tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023
Sản xuất phế liệu của Trung Quốc đạt 340 triệu tấn vào năm 2025
Nhập khẩu thép thanh cán nóng của Mỹ tăng trong tháng 1/2023
Nhập khẩu than của Mỹ giảm nhẹ trong tháng 1/2023
Nhập khẩu thép không gỉ của Nga giảm trong tháng 2/2023
Xuất khẩu quặng sắt của Brazil giảm trong tháng 2/2023
Xuất khẩu gang thỏi của Brazil giảm trong tháng 2/2023
Sản xuất và tiêu thụ thép của EU dự kiến giảm trong năm 2023 và phục hồi vào năm 2024
Xuất khẩu ngô, đậu tương của Mỹ tăng mạnh do nhu cầu của Trung Quốc tăng trở lại
Các nước Bắc Âu chia sẻ giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn
ExxonMobil cảnh báo nguồn cung khí đốt ở eo biển Bass giảm mạnh
Lào tạm ngừng nhập khẩu không ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thịt lợn
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...