Chủ nhật, 19-5-2024 - 10:50 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 4/5: Giá cà phê giảm mạnh 

 Thứ bảy, 4-5-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 3/5 giá đường, giá ngô, giá đậu tương, giá lúa mì, giá tiêu tăng, trong khi giá cà phê giảm mạnh, giá cao su trái chiều.

Đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0.2% lên 19,28 US cent/lb
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,3% lên 572 USD/tấn.
Các đại lý cho biết lo ngại thời tiết nóng ở Thái Lan có thể cây thiệt hại cho cây mía đã hỗ trợ giá đường.
Diện tích và sản lượng củ cải đường sẽ tăng 2% tại Liên minh Châu Âu trong mùa tới nhờ điều kiện thị trường thuận lợi, mặc dù việc gieo hạt bị chậm trẽ do đất ướt.
Lúa mì, ngô, đậu tương đồng loạt tăng
Trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng đậu tăng 0,5%, ở mức 12,04-1/2 USD/bushel, trong khi giá ngô tăng 0,7%, lên 4,62-3/4 USD/bushel và giá lúa mì tăng thêm 1,2% lên 6,11-1/4 USD/bushel.
Giá đậu tương và giá ngô kỳ hạn tăng - ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp do lũ lụt làm gián đoạn hoạt động thu hoạch ở nước xuất khẩu hàng đầu Brazil và dịch bệnh côn trùng ăn lá phá hoại vụ ngô của Argentina.
Tương tự, giá lúa mì kỳ hạn tăng nhưng có xu hướng giảm hàng tuần do các nhà giao dịch giảm bớt lo ngại rằng thời tiết khô hạn ở Nga và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung.
Giá đậu tương chạm mức cao nhất kể từ ngày 26/3 và giá ngô đạt mức cao nhất kể từ ngày 8/1.
Đậu tương hướng tới mức tăng 2,3% hàng tuần và ngô tăng 2,8%, trong khi lúa mì giảm 1,8% so với mức đóng cửa ngày thứ Sáu tuần trước.
Tuy nhiên, cả ba hợp đồng này đều dao động gần mức thấp nhất trong 4 năm đạt được vào đầu năm nay trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và các nhà đầu cơ vẫn đang đặt cược vào mức giá thấp hơn.
Tiêu tăng nhẹ tại Indonesia và Việt Nam, duy trì ổn định tại các thị trường khác.
Giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia tăng nhẹ 0,47%; lên mức 4.725 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này tăng 0,46%; ở ngưỡng 6.261 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo tại mức 4.700 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 và 550 g/l lần lượt giữ ở mức 4.400 và 4.500 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu neo tại ngưỡng 6.500 USD/tấn.
Trong quý I/2024, thị trường tiêu tăng khá mạnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, trong bối cảnh sản lượng dự báo sụt giảm tại Việt Nam và Brazil. Trong khi đó, nhu cầu từ Mỹ và châu Âu đang tăng trở lại. Cụ thể, giá hồ tiêu đen tại Indonesia đã tăng khoảng 13% trong quý I, Brazil tăng 37,6%, còn Việt Nam tăng 7,5 – 7,7%
Bước sang tháng 4/2024, giá hồ tiêu biến động trái chiều giữa các nước xuất khẩu nhưng nhìn chung vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Brazil, giá hồ tiêu đen ASTA 570 dao động ở mức 4.300 USD/tấn, giảm 4,4% so với cuối tháng trước song vẫn tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Còn tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen từ đầu tháng 4 đến nay ổn định ở mức 4.200 – 4.300 USD/tấn với loại 500 và 550 g/l, nhưng so với cách đây một năm giá đã tăng khoảng 30-31%.
Cà phê giảm mạnh
Kết thúc phiên giao dịch 3/5, giá cà phê Robusta giảm mạnh, dao động từ 3.439 - 3.663 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 3.663 USD/tấn (giảm 315 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.602 USD/tấn (giảm 306 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.524 USD/tấn (giảm 295 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.439 USD/tấn (giảm 268 USD/tấn).
Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 205.30 cent/lb (giảm 4,95%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 203,50 cent/lb (giảm 4,93%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 201,65 cent/lb (giảm 4,88%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 201,10 cent/lb (giảm 4,87%).
Giá cà phê Arabica Brazil giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 267,95 USD/tấn (giảm 5,98%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 271,15 USD/tấn (giảm 5,03%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 260,30 USD/tấn (giảm 0,78%); và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 256,25 USD/tấn (giảm 0,68%).
Theo các chuyên gia, giá cà phê giảm do yếu tố kỹ thuật của thị trường khi giá đã tăng quá cao và chuẩn bị kết thúc kỳ hạn tháng 5. Bên cạnh đó, thị trường cũng kỳ vọng vào vụ thu hoạch cà phê Brazil sắp đến.
Giá cà phê sàn London có phiên giảm thứ 2 liên tiếp trong tuần này trong khi trên sàn New York cũng quay đầu giảm sau khi tăng vọt một ngày trước đó. Điều này khiến cơn sốt giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt.
Nguồn cung cà phê trên thị trường phục hồi tác động làm giảm giá cà phê sau khi tồn kho cà phê arabica do ICE giám sát tăng lên mức cao nhất trong năm vào thứ 4 (1/5) và tồn kho cà phê Robusta đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua.
Như vậy, giá cà phê Arabica đã giảm đến 3% trong tuần và chạm mức thấp nhất một tháng vào hôm qua trong bối cảnh các chỉ số hàng hóa tái cân bằng, các nguồn quỹ tiếp tục thanh lý vị thế mua.
Việc Brazil khả năng sẽ có mưa trong tuần tới và chuẩn bị vào vụ thu hoạch cũng là một phần khiến giá cà phê thế giới giảm.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 tháng 5/2024 tăng 2,84%, lên mức 318,3 yen/kg (tương đương tăng 8,8 yên/kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 ở mức 13.885 Nhân dân tệ/tấn, giảm 0,57% (tương đương giảm 80 Nhân dân tệ/tấn).
Sự chênh lệch cung - cầu này đến từ tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4 - 6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lốp xe của Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng trưởng tích cực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.
Tuy nhiên, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1 - 3%/năm trong giai đoạn 2024 - 2025. Diện tích trồng cao su tại Thái Lan và Indonesia liên tiếp giảm do dịch bệnh trên cây cao su và xu hướng chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiệu suất thu hoạch cao su cũng đã giảm xuống trong những năm gần đây do dịch bệnh và thời tiết cực đoan. Đặc biệt, năm 2024 dự báo sẽ là năm khắc nghiệt với cây cao su khi chuyển giao giữa hiện tượng El Nino và La Nina, gây ra nhiều biến động trong mùa vụ khai thác cao điểm tại khu vực Đông Nam Á.
N. Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711543209