Hoa Kỳ kết luận sơ bộ chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi nhập từ Việt Nam
Thứ sáu, 21-3-2025
AsemconnectVietnam - Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan theo sát diễn biến của vụ việc và tiếp tục hợp tác đầy đủ với DOC trong vụ việc điều tra chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đơn vị đã nhận được thông tin về việc Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, sản phẩm bị đề nghị điều tra: Sản phẩm đúc bằng sợi (Molded fiber products), mã HS của sản phẩm: 4823.70.0020 và 4823.70.0040; một số mã khác: 4823.61.20, 4823.61.40, 4823.69.20, 4823.69.40. Nguyên đơn là Genera, Tellus Products, LLC, and the United Steel, Paper and Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial and Service Workers International Union, AFL-CIO (“USW”).
Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 23 triệu USD và thời kỳ điều tra chống trợ cấp là năm 2023.
Ngày 28/10/2024, DOC khởi xướng điều tra vụ việc. Sau khi khởi xướng điều tra, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về Lượng và Giá trị (Q&V) cho 8 công ty của Việt Nam bị nêu tên trong đơn kiện nhằm thu thập thông tin để lựa chọn bị đơn bắt buộc, trong đó 6/8 công ty xác nhận nhận được Bản câu hỏi Q&V của DOC qua chuyển phát nhanh.
Tuy nhiên, chỉ có 3/6 công ty nộp Bản trả lời câu hỏi đúng thời hạn. Bên cạnh đó, DOC nhận được Bản trả lời câu hỏi Q&V từ một công ty không nằm trong danh sách đơn kiện và một công ty có tên trong đơn kiện mặc dù không nhận được bản Q&V qua chuyển phát nhanh nhưng vẫn nộp đúng hạn. 3 công ty được bản câu hỏi Q&V nhưng không nộp bản trả lời bị coi là các bị đơn không hợp tác trong vụ việc.
Căn cứ theo số liệu thu thập được từ Bản câu hỏi về lượng và giá trị, DOC đã lựa chọn 1 công ty là bị đơn bắt buộc duy nhất trong vụ việc này. Kết quả điều tra với bị đơn bắt buộc sẽ là căn cứ để DOC tính thuế CTC cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam.
Theo kết luận của DOC, mức thuế chống trợ cấp sơ bộ như sau: Công ty bị đơn bắt buộc: Mức thuế chống trợ cấp là 3,39%. 03 công ty bị xác định không hợp tác: 173,51% (mức thuế được tính dựa trên thông tin sẵn có bất lợi: giả định các công ty này nhận được trợ cấp trong tất cả các chương trình bị điều tra). Mức thuế dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với các chương trình DOC sơ bộ xác định có trợ cấp (chi tiết trong Phụ lục gửi kèm). Các công ty còn lại: 3,39 % (tính theo mức của bị đơn bắt buộc).
DOC đã xác định có tình trạng nhập khẩu tăng đột biến sản phẩm bị điều tra sau khi vụ việc được khởi xướng. DOC đã so sánh lượng nhập khẩu trong 02 giai đoạn: Trước khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (7/2024-9/2024) và sau khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (10/2024-12/2024) và thấy rằng có sự gia tăng nhập khẩu ít nhất 15%. Vì vậy, DOC sẽ áp dụng hồi tố thuế sơ bộ trong vòng 90 ngày trước ngày ban hành Kết luận sơ bộ.
Theo quy trình điều tra, sau khi có kết luận sơ bộ, DOC vẫn có thể ban hành các bản câu hỏi điều tra bổ sung hoặc điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới, đồng thời sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam để xác minh thông tin cung cấp.
Ngoài ra, DOC cũng cho phép các bên nộp bình luận và phản biện dưới dạng bình luận (case brief) và phản biện (rebuttal brief) đối với các thông tin trong vụ việc. Thời hạn để nộp case brief trong vòng 07 ngày kể từ ngày báo cáo thẩm tra của DOC được ban hành và đối với rebuttal brief là 05 ngày sau đó.
Tiếp đó, DOC có thể sẽ tổ chức một Phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ nếu có đề nghị của các bên và sau đó sẽ ban hành Kết luận cuối cùng. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về trợ cấp vào ngày 21/7/2025 (có thể được gia hạn).
Nhằm đạt được kết quả tích cực trong kết luận cuối cùng, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan theo sát diễn biến của vụ việc và tiếp tục hợp tác đầy đủ với DOC, đồng thời phối hợp tích cực với Cục trong các giai đoạn tiếp theo của vụ việc, đặc biệt trong trường hợp DOC ban hành các bản câu hỏi điều tra bổ sung hoặc điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới và khi DOC tiến hành thẩm tra tại chỗ./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-ket-luan-so-bo-chong-tro-cap-san-pham-duc-bang-soi-nhap-tu-viet-nam-post1021632.vnp
Theo đó, sản phẩm bị đề nghị điều tra: Sản phẩm đúc bằng sợi (Molded fiber products), mã HS của sản phẩm: 4823.70.0020 và 4823.70.0040; một số mã khác: 4823.61.20, 4823.61.40, 4823.69.20, 4823.69.40. Nguyên đơn là Genera, Tellus Products, LLC, and the United Steel, Paper and Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial and Service Workers International Union, AFL-CIO (“USW”).
Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 23 triệu USD và thời kỳ điều tra chống trợ cấp là năm 2023.
Ngày 28/10/2024, DOC khởi xướng điều tra vụ việc. Sau khi khởi xướng điều tra, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về Lượng và Giá trị (Q&V) cho 8 công ty của Việt Nam bị nêu tên trong đơn kiện nhằm thu thập thông tin để lựa chọn bị đơn bắt buộc, trong đó 6/8 công ty xác nhận nhận được Bản câu hỏi Q&V của DOC qua chuyển phát nhanh.
Tuy nhiên, chỉ có 3/6 công ty nộp Bản trả lời câu hỏi đúng thời hạn. Bên cạnh đó, DOC nhận được Bản trả lời câu hỏi Q&V từ một công ty không nằm trong danh sách đơn kiện và một công ty có tên trong đơn kiện mặc dù không nhận được bản Q&V qua chuyển phát nhanh nhưng vẫn nộp đúng hạn. 3 công ty được bản câu hỏi Q&V nhưng không nộp bản trả lời bị coi là các bị đơn không hợp tác trong vụ việc.
Căn cứ theo số liệu thu thập được từ Bản câu hỏi về lượng và giá trị, DOC đã lựa chọn 1 công ty là bị đơn bắt buộc duy nhất trong vụ việc này. Kết quả điều tra với bị đơn bắt buộc sẽ là căn cứ để DOC tính thuế CTC cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam.
Theo kết luận của DOC, mức thuế chống trợ cấp sơ bộ như sau: Công ty bị đơn bắt buộc: Mức thuế chống trợ cấp là 3,39%. 03 công ty bị xác định không hợp tác: 173,51% (mức thuế được tính dựa trên thông tin sẵn có bất lợi: giả định các công ty này nhận được trợ cấp trong tất cả các chương trình bị điều tra). Mức thuế dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với các chương trình DOC sơ bộ xác định có trợ cấp (chi tiết trong Phụ lục gửi kèm). Các công ty còn lại: 3,39 % (tính theo mức của bị đơn bắt buộc).
DOC đã xác định có tình trạng nhập khẩu tăng đột biến sản phẩm bị điều tra sau khi vụ việc được khởi xướng. DOC đã so sánh lượng nhập khẩu trong 02 giai đoạn: Trước khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (7/2024-9/2024) và sau khi Nguyên đơn nộp đơn kiện (10/2024-12/2024) và thấy rằng có sự gia tăng nhập khẩu ít nhất 15%. Vì vậy, DOC sẽ áp dụng hồi tố thuế sơ bộ trong vòng 90 ngày trước ngày ban hành Kết luận sơ bộ.
Theo quy trình điều tra, sau khi có kết luận sơ bộ, DOC vẫn có thể ban hành các bản câu hỏi điều tra bổ sung hoặc điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới, đồng thời sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam để xác minh thông tin cung cấp.
Ngoài ra, DOC cũng cho phép các bên nộp bình luận và phản biện dưới dạng bình luận (case brief) và phản biện (rebuttal brief) đối với các thông tin trong vụ việc. Thời hạn để nộp case brief trong vòng 07 ngày kể từ ngày báo cáo thẩm tra của DOC được ban hành và đối với rebuttal brief là 05 ngày sau đó.
Tiếp đó, DOC có thể sẽ tổ chức một Phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ nếu có đề nghị của các bên và sau đó sẽ ban hành Kết luận cuối cùng. Dự kiến, DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về trợ cấp vào ngày 21/7/2025 (có thể được gia hạn).
Nhằm đạt được kết quả tích cực trong kết luận cuối cùng, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan theo sát diễn biến của vụ việc và tiếp tục hợp tác đầy đủ với DOC, đồng thời phối hợp tích cực với Cục trong các giai đoạn tiếp theo của vụ việc, đặc biệt trong trường hợp DOC ban hành các bản câu hỏi điều tra bổ sung hoặc điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới và khi DOC tiến hành thẩm tra tại chỗ./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoa-ky-ket-luan-so-bo-chong-tro-cap-san-pham-duc-bang-soi-nhap-tu-viet-nam-post1021632.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2025
Tháng 2/2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 42% so với cùng kỳ năm 2024.Trao đổi thương mại hàng hóa Việt – Mỹ tháng 1/2025
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường ...
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia Châu ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc ...