Tại sao cảnh báo SPS của EU với nông sản Việt Nam đang gia tăng?
Thứ sáu, 2-8-2024AsemconnectVietnam - Việc Liên minh châu Âu (EU) gia tăng số lượng cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật khiến một số nông sản xuất khẩu sang thị trường này phải chịu tần suất kiểm tra biên giới nghiêm ngặt.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có xu thế gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật đối với nông sản, thủy sản nhập khẩu. Điều này đòi hỏi sản xuất trong nước phải liên tục cập nhật thông tin để đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị phổ biến các quy định về biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong Hiệp định EVFTA và RCEP do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật ( Văn phòng SPS) Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hôm nay, 2/8.
Gia tăng cảnh báo SPS từ EU
Tại hội nghị, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm, số lượng cảnh báo từ EU tăng bất thường. Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%.
“Việc EU tăng số lượng cảnh báo góp phần khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%). Xu hướng này có thể tăng tiếp nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời,” ông Nam chia sẻ.
Phân tích nguyên nhân về sự tăng số lượng cảnh báo, Phó giám đốc Ngô Xuân Nam cho rằng có nguyên nhân chủ quan đến từ phía doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật. Trong khi đó, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn.
Đến năm 2025, Việt Nam sẽ kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Văn phòng SPS nhằm hỗ trợ việc tiếp cận các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các thị trường.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
Trong khi EU định kỳ 6 tháng một lần rà soát về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu, thì việc góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Việt Nam còn hạn chế. Chỉ một số ít địa phương thực sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời.
Cập nhật đầy đủ thông tin về cảnh báo SPS
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam chia sẻ theo số liệu về những lô hàng bị cảnh báo trong ngành hàng gia vị thì có 3 vấn đề mà ngành hàng này đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu như chỉ số dư lượng thuốc, vi sinh vật, kim loại nặng.
Theo bà Liên, bên cạnh việc theo dõi, cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý dữ liệu Nhà nước cũng cần quan tâm đến thông tin từ SPS của EU để cập nhật thông tin về mọi mặt hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước bị cảnh báo để rút kinh nghiệm.
Bà Liên đề xuất cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến SPS….
Tiến sỹ Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết với các quy định SPS thay đổi liên tục, Văn phòng SPS Việt Nam đóng vai trò là đầu mối, cung cấp thông tin để xuất khẩu đáp ứng các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.
Theo ông Hòa, việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP… cơ bản đã tạo ra sân chơi công bằng và rộng lớn hơn trước đó với các đối tác lớn như Đông Á và các nước châu Âu.
“Các hiệp định thương mại tự do tạo ra thuận lợi về thuế, đặc biệt là giảm dòng thuế về 0% đối với nông sản tươi và qua chế biến, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt phù hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nông sản thực phẩm chế biến sâu,” ông Hòa nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, ông Hòa đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề về SPS đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.
“Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ vấn đề thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các quy định trong các FTA thế hệ mới, trong đó có RCEP và EVFTA," Giám đốc Lê Thanh Hòa khẳng định.
Đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”. Đề án gồm 8 nhóm nhiệm vụ, 9 giải pháp và 10 hoạt động ưu tiên.
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Để triển khai đề án cần có sự vào cuộc đồng bộ của vùng trồng, vùng nuôi; doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, chế biến; hiệp hội ngành hàng; cơ quan quản lý và địa phương./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tai-sao-canh-bao-sps-cua-eu-voi-nong-san-viet-nam-dang-gia-tang-post968358.vnp
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị phổ biến các quy định về biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong Hiệp định EVFTA và RCEP do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật ( Văn phòng SPS) Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hôm nay, 2/8.
Gia tăng cảnh báo SPS từ EU
Tại hội nghị, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết trong 6 tháng đầu năm, số lượng cảnh báo từ EU tăng bất thường. Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%.
“Việc EU tăng số lượng cảnh báo góp phần khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%). Xu hướng này có thể tăng tiếp nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời,” ông Nam chia sẻ.
Phân tích nguyên nhân về sự tăng số lượng cảnh báo, Phó giám đốc Ngô Xuân Nam cho rằng có nguyên nhân chủ quan đến từ phía doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật. Trong khi đó, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn.
Đến năm 2025, Việt Nam sẽ kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Văn phòng SPS nhằm hỗ trợ việc tiếp cận các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các thị trường.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
Trong khi EU định kỳ 6 tháng một lần rà soát về áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu, thì việc góp ý cho thông báo dự thảo về biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Việt Nam còn hạn chế. Chỉ một số ít địa phương thực sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời.
Cập nhật đầy đủ thông tin về cảnh báo SPS
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam chia sẻ theo số liệu về những lô hàng bị cảnh báo trong ngành hàng gia vị thì có 3 vấn đề mà ngành hàng này đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu như chỉ số dư lượng thuốc, vi sinh vật, kim loại nặng.
Theo bà Liên, bên cạnh việc theo dõi, cập nhật thông tin trên các website của cơ quan quản lý dữ liệu Nhà nước cũng cần quan tâm đến thông tin từ SPS của EU để cập nhật thông tin về mọi mặt hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các lô hàng có cùng lợi thế cạnh tranh từ các nước bị cảnh báo để rút kinh nghiệm.
Bà Liên đề xuất cần có sự phối hợp hiệu quả hơn giữa cơ quan quản lý đầu mối, doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vấn đề như lô hàng bị trả lại, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến SPS….
Tiến sỹ Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết với các quy định SPS thay đổi liên tục, Văn phòng SPS Việt Nam đóng vai trò là đầu mối, cung cấp thông tin để xuất khẩu đáp ứng các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.
Theo ông Hòa, việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP… cơ bản đã tạo ra sân chơi công bằng và rộng lớn hơn trước đó với các đối tác lớn như Đông Á và các nước châu Âu.
“Các hiệp định thương mại tự do tạo ra thuận lợi về thuế, đặc biệt là giảm dòng thuế về 0% đối với nông sản tươi và qua chế biến, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt phù hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nông sản thực phẩm chế biến sâu,” ông Hòa nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, ông Hòa đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề về SPS đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.
“Văn phòng SPS Việt Nam cam kết hỗ trợ vấn đề thông tin về kiểm dịch, an toàn thực vật, giúp doanh nghiệp đáp ứng một cách tốt nhất các quy định trong các FTA thế hệ mới, trong đó có RCEP và EVFTA," Giám đốc Lê Thanh Hòa khẳng định.
Đến nay, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”. Đề án gồm 8 nhóm nhiệm vụ, 9 giải pháp và 10 hoạt động ưu tiên.
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Để triển khai đề án cần có sự vào cuộc đồng bộ của vùng trồng, vùng nuôi; doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, chế biến; hiệp hội ngành hàng; cơ quan quản lý và địa phương./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tai-sao-canh-bao-sps-cua-eu-voi-nong-san-viet-nam-dang-gia-tang-post968358.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 6 ...
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,85 triệu tấn, trị giá gần 1,22 tỷ ...Tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu ...
Infographic: Xuất khẩu cà phê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024