Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi kinh doanh với đối tác Ấn Độ
Thứ sáu, 28-7-2023AsemconnectVietnam - Tiếp tục các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp, chiều ngày 19/07/2023, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức hội thảo trực tuyến "Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ". Sự kiện này đã thu hút đông đảo sự tham gia của khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Hội thảo đã tạo cơ hội để trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ, nhằm thúc đẩy sự hợp tác và phát triển thương mại giữa hai quốc gia.
Diễn giả chương trình là ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ. Ông Thướng đã dẫn chứng các trường hợp cụ thể đã gặp những vấn đề khi trao đổi kinh doanh với phía các doanh nghiệp Ấn Độ. Thứ nhất là trường hợp một doanh nghiệp việt nam xuất khẩu sản phẩm quế hồi sang phía Ấn Độ, và thứ hai là trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu cá ngừ đại dương từ Phía Ấn Độ. Trong hai trường hợp này, giá trị đơn hàng đều ở mức lớn trị giá hàng tỷ đồng, tuy nhiên các điều khoản trong hợp đồng đều nghiêng về phía có lợi hơn cho các doanh nghiệp Ấn Độ. Khi xảy ra tranh chấp, hàng hóa phải ở lưu kho trong thời gian dài, làm tăng chi phí lưu kho đáng kể, doanh nghiệp phía Việt Nam đã phải nhún nhường và chịu thiệt hại vô cùng lớn.
Từ những trường hợp thực tế này, ông Thướng đã rút ra những gợi ý quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm kinh doanh với đối tác Ấn Độ. Cụ thể, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng thông tin của đối tác và kiểm chứng mức độ uy tín của phía đối tác trước khi ký kết hợp đồng. Ông cũng khuyên các doanh nghiệp nên trực tiếp đến Ấn Độ để gặp gỡ đối tác, khảo sát hoạt động kinh doanh của công ty, và tìm hiểu các thông tin quan trọng như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, website, đại diện pháp nhân, mã số doanh nghiệp, mã số thuế GST và mã xuất nhập khẩu IEC.
Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn thận và làm từng bước. Việc trao đổi thông tin giữa hai phía cần được thể hiện bằng văn bản hoặc email trong quá trình thương thảo hợp đồng cũng là một cách để tránh các tranh chấp sau này. Nên lựa chọn phương thức thanh toán là thanh toán L/C để đảm bảo an toàn trong giao dịch.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Đông đảo doanh nghiệp Hà Lan sẽ tham dự chuỗi sự kiện Kết nối các nhà cung ứng quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2023
Mời đăng ký tham dự Chương trình đào tạo “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội cho ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may Việt Nam”
Doanh nghiệp Bỉ tham dự Viet Nam International Sourcing 2023 nhân dịp tháp tùng Thủ hiến vùng Flanders sang thăm chính thức Việt Nam
Mời tham gia trưng bày sản phẩm tại Hội chợ Quốc tế La Habana lần thứ 39 (FIHAV 2023) tại Cuba
Tăng cường đưa hàng nông sản Việt Nam tới người tiêu dùng Singapore
Doanh nghiệp Nga cần tìm đối tác cung cấp nước trái cây cô đặc
Công ty RuckZuck (Nga) tìm kiếm đối tác cung ứng hàng mây đan
Doanh nghiệp Đan Mạch cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ống thép mạ kẽm kích thước nhỏ
Doanh nghiệp Đài Loan tìm nhà cung ứng sầu riêng
Doanh nghiệp Đan Mạch cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ống thép mạ kẽm kích thước nhỏ
Far City Mining Hong Kong tìm nhà cung cấp quặng sắt
Tập đoàn Đan Mạch tìm nhà sản xuất ống thép mạ kẽm xuất khẩu Việt Nam
Đối tác Singapore cần tìm nhà cung cấp pallet gỗ của Việt Nam
Doanh nghiệp Nigeria tìm nhà nhập khẩu nhựa tái chế (PET Flakes) từ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...