Thứ năm, 5-12-2024 - 10:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 8/10: Giá tiêu ổn định 

 Thứ ba, 8-10-2024

AsemconnectVietnam - Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10 giá đường, giá đậu tương giảm, trong khi giá lúa mì, giá ngô, giá dầu cọ, giá cao su tăng nhẹ, riêng giá tiêu và cà phê ổn định.

Đường giảm
Trên sàn ICE, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2025 giảm 0,46 US cent tương đương 2% xuống 22,55 US cent/lb.
Đồng thời, trên sàn London, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2024 giảm 1,2% xuống 570,2 USD/tấn.
Cà phê duy trì ổn định
Trên sàn London, giá Robusta giao tháng 11/2024 giữ ở mức 5.067 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 1/2025 neo ở ngưỡng 4.859 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 12/2024 không đổi; có ngưỡng 257,35 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 3/2025 duy trì ở mức 255,65 cent/lb.
Theo đó, giá Robusta kỳ hạn giao tháng 11 mất tới 415 USD/tấn; còn giá Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm mạnh 11,8 cent/lb.
Sự quay trở lại của thị trường cà phê sau kỳ nghỉ Hè ở Bắc bán cầu sẽ thúc đẩy giao dịch cà phê, đặc biệt trước mùa rang cà phê mùa Đông ở châu Âu và Mỹ.
Mặc dù USDA dự báo thu hoạch tới có thể tăng nhưng nhiều chuyên gia ngành cà phê lại cho rằng sản lượng sẽ giảm khoảng 15% do thời tiết không thuận lợi và diện tích trồng cà phê giảm.
Hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô vừa qua đã làm giảm kích thước của hạt cà phê, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng khi quả cà phê phát triển nhanh chóng. Không còn tồn kho từ niên vụ 2023 - 2024, nguồn cung cà phê dự kiến sẽ còn hạn chế hơn nữa. Tình trạng thiếu hụt cà phê đã bắt đầu từ tháng 5 của niên vụ hiện tại.
Ngô, đậu tương, lúa mì: Giá đậu tương giảm
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2024 giảm 3-3/4 US cent xuống 10,34 USD/bushel. Giá đậu tương tại Mỹ giảm, do dự báo mưa tại các khu vực khô hạn tại các nước xuất khẩu hàng đầu Brazil và Argentina và nguồn cung tại Mỹ tăng.
Ngược lại, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 1-1/4 US cent lên 4,26 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 2-3/4 US cent lên 5,92-1/2 USD/bushel.
Tiêu ổn định
Tại Indonesia, giá hạt tiêu đen Lampung neo tại mức 6.782 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này duy trì ở ngưỡng 9.068 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia có mức 8.900 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 11.200 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giao dịch với ngưỡng 6.850 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giao dịch ở mức 6.800 USD/tấn; còn loại 550 g/l có mức 7.100 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu đang ở mốc 10.150 USD/tấn.
Trong đó, giá tiêu Indonesia giảm mạnh, tiêu đen Brazil lại tăng 1,5%. Ở Malaysia, giá hạt tiêu đen tăng thêm 1,1% còn hạt tiêu trắng đi ngang. Còn tại Việt Nam, giá hồ tiêu xuất khẩu đứng yên còn giá nội địa lại giảm mạnh.
Dầu cọ tăng
Trên sàn Bursa Malaysia, giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 1,05%, lên 4.345 ringgit (1.015,66 USD)/tấn - sau khi giảm xuống mức thấp 4.247 ringgit/tấn trong đầu phiên giao dịch. Giá dầu cọ đã tăng 3,87% trong 2 phiên trước đó.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng trở lại, được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng.
Cao su tăng nhẹ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, trên sàn giao dịch Osaka (OSE) - Nhật Bản, giá cao su RSS 3 hợp đồng cao su giao tháng 10 tăng 1,2%, lên mức 431,4 yen/kg; hợp đồng giao tháng 3 cũng tăng 1,2%, đạt 404,5 yen/kg.
Tại Thái Lan – nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, giá cao su kỳ hạn tháng 11 tại Bangkok tăng nhẹ 0,2% so với cuối tuần trước, ở mức 95,8 Baht/kg.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) Trung Quốc đóng cửa từ ngày 1 đến 7 tháng 10 do kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc và sẽ mở cửa giao dịch trở lại vào thứ ba tuần sau (ngày 8/10).
Chuyên gia Denis Low cho biết thị trường cao su nội địa Malaysia dự kiến sẽ dao động trong biên độ hẹp với xu hướng tăng trong tuần này, do lo ngại ngày càng gia tăng về biến đổi khí hậu khi thời tiết dường như trở nên khó lường hơn, theo Hãng Thông tấn quốc gia Malaysia (Bernama).
Ông cho biết mưa kéo dài ở các khu vực sản xuất cao su đã cản trở quá trình khai thác và giảm sản lượng mủ.
Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh dự báo về sự thiếu hụt cao su tự nhiên trong năm nay và cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài đến năm 2028.
“ANRPC đã hạ dự báo về nguồn cung cao su tự nhiên do điều kiện khí hậu không thuận lợi khi hiện tượng thời tiết El Nino chuyển sang La Nina, cùng với bệnh rụng lá lan rộng ảnh hưởng tiêu cực đến cả sản lượng và chất lượng mủ cao su,” ông Denis Low cho biết.
Trong khi đó, nhu cầu cao su tự nhiên đang có xu hướng tăng, dẫn đến sự gia tăng mạnh của giá mặt hàng này trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo ông Denis Low các nền kinh tế đang cố gắng đối phó với chi phí vận chuyển đắt đỏ và sự biến động của đồng USD. Tình hình địa chính trị hiện tại cũng đang đẩy giá của một số hàng hóa vượt quá mong đợi trong khi kiềm chế giá của các mặt hàng khác.
Các nhà giao dịch được cho là sẽ thận trọng theo dõi các cập nhật về kinh tế Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là các tín hiệu về việc cắt giảm lãi suất, việc thực hiện các biện pháp kích thích của Trung Quốc, những phát triển của Quy định Phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) và các cuộc xung đột địa chính trị ở Trung Đông.
N. Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716224091