Thứ năm, 5-12-2024 - 10:7 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tổng quan thị hiếu tiêu dùng thủy sản EU những tháng đầu năm 2024 

 Thứ năm, 3-10-2024

AsemconnectVietnam - EU-27 là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu và là thị trường tiêu thụ thủy sản khó tính. Từ nhiều năm nay, chỉ số tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường EU tăng cao hơn hẳn so với thịt, do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn thuỷ sản nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thuỷ sản ít nhất 1 lần/tuần.

Thị trường EU được chia thành hai khu vực chính: các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài các nước lạnh, trong khi khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng các loài nhuyễn thể. Các ngừ, các hồi, cá bơn và tôm và loài thuỷ sản được ưa chuộng khắp châu Âu.
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQPM) đã thông tin các quy định cần thiết để doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đáp ứng yêu cầu của châu Âu. Trong đó, có một số quy định mới nhất về nhập khẩu thuỷ sản của EU.
EU đã đổi mới hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật với sáng kiến “Quy định thông minh hơn” với ba quy định nền tảng, gồm kiểm soát nhà nước, sức khỏe động vật và sức khỏe thực vật. Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải được đăng ký trong hệ thống quản lý thông tin kiểm soát, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh và truy xuất nguồn gốc. Quá trình kiểm soát nhập khẩu thực phẩm bao gồm việc kiểm tra các giấy tờ đi kèm, xác minh các chứng nhận và kiểm tra trực tiếp chất lượng hàng hóa như bao bì, nhiệt độ và thành phần.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản chủ lực (HS 03, 16) của EU trong 4 tháng đầu năm 2024
(% tính theo trị giá, Đvt: Nghìn USD)

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Trademap.org
Theo số liệu thống kê từ Trademap, trong 4 tháng đầu năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) giảm nhẹ nhập khẩu nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 (Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác) xuống 0,98% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng tăng nhập khẩu nhóm hàng mã HS 16 (Các chế phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác) lên 2,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 có trị giá nhập khẩu đạt 16,33 tỷ USD và mã HS 16 có trị giá nhập khẩu đạt 7,71 tỷ USD.
Qua biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản chủ lực (HS 03,16) của EU ta thấy, trong 4 tháng đầu năm 2024, tỷ trọng nhập khẩu của hai mã hàng này có sự chênh lệch rõ rệt. Theo đó, tại thị trường Tây Ban Nha, Italia, Thuỵ Điển, và Đan Mạch, tỷ trọng nhập khẩu của mã hàng HS 03 nhiều hơn tỷ trọng nhập khẩu của mã hàng HS 16. Ngược lại tại thị trường Pháp, Đức và các thị trường khác, tỷ trọng mã HS 03 thấp hơn tỷ trọng mã HS 16. Riêng thị trường Hà Lan, tỷ trọng nhập khẩu hai mã này khá đồng đều.
Nhập khẩu thủy sản mã HS 03 vào EU
Đối với nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 (Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác), trong 4 tháng đầu năm 2024, Tây Ban Nha là thị trường đứng đầu về trị giá nhập khẩu, với kim ngạch đạt 2,48 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 15,17% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mã hàng này của thị trường EU. Nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Tây Ban Nha trong tháng 4/2024 đạt 630 triệu USD, giảm 4,15% so với tháng trước đó. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của thị trường này mặc dù dẫn đầu nhưng chỉ đạt 2,48 tỷ USD, giảm 4,22% so với cùng kỳ năm 2023.
Đứng thứ hai là thị trường Italia, với kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 12,29% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng này.
Kế đến là thị trường Thuỵ Điển đạt trị giá nhập khẩu 1,86 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm tỷ trọng 11,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Trong 7 thị trường có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD, nhập khẩu thuỷ sản của Thuỵ Điển có mức giảm mạnh nhất về trị giá (8,17%) trong 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nhóm kim ngạch nhập khẩu tỷ USD 4 tháng đầu năm 2024, chỉ có hai thị trường Pháp và Đức có trị giá tăng so với cùng kỳ năm 2023, lần lượt là 2,51% và 0,3%, đạt tương ứng 1,85 tỷ USD và 1,55 tỷ USD. Đan Mạch đứng ở vị trí cuối cùng trong bảng kim ngạch nhập khẩu tỷ USD, đạt 1,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, giảm 7,12% so với cùng kỳ.
Ở nhóm kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD của EU đối với mã hàng Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, các mức giảm trong 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ hầu như mạnh hơn ở nhóm kim ngạch tỷ USD, với 19,8% ở thị trường Litunia, 19,58% ở thị trường Áo, 12,89% ở CH Séc và 12,38% ở Phần Lan. Nổi bật trong nhóm kim ngạch trăm triệu USD này là Bồ Đào Nha, thị trường duy nhất tăng 26,03% so với 4 tháng đầu năm 2023, đạt 767 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Mặc dù vậy, tính riêng tháng 4/2024, các thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD này đều có mức tăng trưởng khá so với tháng 3/2024, ngoại trừ thị trường Bỉ (-5,94%) đạt 528,8 triệu USD. Cụ thể: Ba Lan (+1,75%) đạt 994,7 triệu USD, Bồ Đào Nha (+3,63%) đạt 767 triệu USD, Hy Lạp (+5,25%) đạt 250,2 triệu USD, Phần Lan (+8,76%) đạt 138,7 triệu USD, Rumani (+17,76%) đạt 129,4 triệu USD.
Một số thị trường thành viên EU có tốc độ nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản mã HS 03 trong 4 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023 như: Estonia (+21,44%), Hungary (+26,45%), Bungari (+14,7%),… Tuy nhiên, những thị trường này có trị giá nhập khẩu thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ.
Đáng lưu ý, trong tháng 4/2024, Manta là thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu nhỏ nhất 3,5 triệu USD nhưng lại tăng mạnh nhất với 28,6% so với tháng 3/2024. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, thị trường này có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh mẽ 102,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8,2 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản mã HS 16 vào EU
Đối với mã hàng thuỷ sản HS 16 (Các chế phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác), Đức là thị trường đứng đầu với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm tỷ trọng 19,07% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mã hàng này của thị trường EU.
Nếu như trong quý I/2024, Đức là thị trường duy nhất có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD, thì đến 4 tháng đầu năm 2024, Pháp đã được đứng vào danh sách này với trị giá đạt 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,1%.
Trong tháng 4/2024, có 4 thị trường thành viên của EU đạt kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD và cũng là 4 thị trường có kim ngạch trên 500 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2024. Hà Lan đạt 744 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2024, giảm 3,11% so với cùng kỳ; Italia đạt 712,1 triệu USD, giảm 3,51%; Tây Ban Nha đạt 686,6 triệu USD, tăng 1,23%; Bỉ đạt 539,6 triệu USD, tăng 4,24% so với cùng kỳ. Các thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là 9,65%, 9,24%, 8,83% và 7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng mã HS 16.
Các thị trường có kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2024 dưới 500 triệu USD và trên 100 triệu USD gồm 10 nước, trong đó có 3 nước có kim ngạch giảm so với cùng kỳ và 7 nước có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể: Đan Mạch (-2,97%) đạt 319,6 triệu USD, Thuỵ Điển (-1,27%) đạt 267,6 triệu USD, Hungary (-17,97%) đạt 144,6 triệu USD. Áo (+5,75%) đạt 217,6 triệu USD, Ai Len (+15,16%) đạt 213,7 triệu USD, Ba Lan (+16,57%) đạt 209,3 triệu USD, Rumani (+14,68%) đạt 156,6 triệu USD.
CH Séc có kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,61% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 3,39% trong riêng tháng 4/2024. Slovakia có kim ngạch tăng 9,09% trong 4 tháng năm 2024 nhưng cũng giảm 9,05% trong tháng 4/2024 so với tháng 3/2024.
Trong nhóm kim ngạch nhập khẩu chục triệu USD 4 tháng đầu năm 2024, các thị trường đạt trị giá tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là: Lituania (+11,69%), Croatia (+21,32%), Bungari (+26,29%), Sip (+11,29%).
Cũng trong nhóm kim ngạch nhập khẩu chục triệu USD này, các thị trường đạt trị giá tăng mạnh trong tháng 4/2024 so với tháng 3/2024 là: Phần Lan (+28,86%), Hy Lạp (+18,95%). Các thị trường có trị giá nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 4/2024 so với tháng trước đó là: Estonia (-10,45%), Sip (-17,67%). Tuy nhiên, mức tăng giảm kim ngạch của các thị trường này không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng kim ngạch chung của cả EU bởi chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Manta không chỉ là thị trường có kim ngạch nhập khẩu nhỏ nhất đối với mã hàng Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, mà cũng là thị trường kim ngạch nhập khẩu nhỏ nhất đối với mã hàng Các chế phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác. Theo đó, với mã hàng HS 16 này, kim ngạch nhập khẩu của Manta trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2023.
T.Hường
Nguồn: Vitic

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716224007