Thứ năm, 19-9-2024 - 15:2 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 11/7: Giá cà phê tăng mạnh do nguy cơ rủi ro sản lượng toàn cầu 

 Thứ năm, 11-7-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 10/7 giá lúa mì, giá đậu tương, giá ngô, giá đường, giá dầu cọ giảm, trong khi giá tiêu, giá cà phê tăng mạnh, riêng giá cao su trái chiều.

Lúa mì, ngô, đậu tương đồng loạt giảm
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn giao dịch nhiều nhất đã kết thúc phiên với mức giảm 30 US cent xuống 7,45-1/2 USD/bushel. Mức thấp nhất trong phiên là mức thấp nhất kể từ ngày 19/12 là 7,44-1/4 USD.
Theo đó, giá ngô hợp đồng giao dịch nhiều nhất cũng giảm 16-3/4 cent xuống 6,53-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 12, là 6,52-1/2 USD.
Giá lúa mì và ngô Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do lo ngại về nhu cầu suy yếu bao trùm thị trường hàng hóa.
Các nhà phân tích cho biết những lo lắng của nhà đầu tư về những cơn gió ngược kinh tế, bao gồm cả tác động của sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc, đang khuyến khích việc bán hàng hóa.
Đồng thời, giá đậu tương giảm 8-3/4 cent và kết thúc ở mức 14,83-1/2 USD/bushel, sau khi tăng trong phiên giao dịch do lo ngại về hạn hán nghiêm trọng ở Argentina.
Tiêu tăng mạnh
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.155 USD/tấn, (tăng 0,18%); giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.110 USD/tấn, tăng 0,45%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao, giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu nhập khẩu từ Brazil tăng mạnh do bên Brazil cũng bị mất mùa và ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn, nên tháng 6 này lượng tiêu nhập khẩu từ Brazil giảm 86,2% đạt 135 tấn. Ngược lại, lượng tiêu nhập khẩu tăng từ các thị trường Đông Nam Á như Indonesia tăng 45,1% đạt 946 tấn.
Đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,4% xuống 19,63 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 19,51 cent trước đó.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 4,40 USD, tương đương 0,8%, xuống 543,10 USD/tấn.
Các đại lý cho biết những thay đổi trong chính sách nhiên liệu của Brazil dưới thời tân tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva của nước này có thể sẽ ủng hộ việc sử dụng mía để sản xuất đường hơn là ethanol.
Dầu cọ giảm từ mức cao gần 5 tuần
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ kỳ hạn giao tháng 3 kết thúc phiên giảm 82 ringgit, tương đương 1,93%, xuống 4.171 ringgit (948,39 USD)/tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm sau khi tăng lên mức cao gần 5 tuần trong phiên giao dịch trước đó, mặc dự đoán về việc thắt chặt nguồn cung đã hạn chế đà giảm.
Xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Indonesia dự kiến sẽ giảm trong năm nay sau khi phán quyết bảo vệ nguồn cung trong nước làm giảm hạn ngạch xuất khẩu ra nước ngoài.
Cà phê tăng mạnh do nguy cơ rủi ro sản lượng toàn cầu
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn London, giá cà phê Robusta tăng mạnh, dao động từ 4.030 - 4.559 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.559 USD/tấn (tăng 211 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.381 USD/tấn (tăng 205 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.188 USD/tấn (tăng 198 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 03/2025 là 4.030 USD/tấn (tăng 183 USD/tấn).
Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica tăng mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 246,20 cent/lb (tăng 5,06%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 243,60 cent/lb (tăng 5,00%); kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 240,90 cent/lb (tăng 4,81%) và kỳ giao hàng tháng 05/2025 là 237,95 cent/lb (tăng 4,71%).
Tại Brazil, giá cà phê Arabica tăng nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 296,90 USD/tấn (tăng 2,70%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 300,50 USD/tấn (tăng 5,07%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 300,00 USD/tấn (tăng 6,12%) và kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 279,85 USD/tấn (tăng 2,62%).
Đồng real Brazil mất giá đến 5,87% trong tháng 6 so với đồng USD của Mỹ, cũng như lo ngại về sản lượng cà phê của Brazil sụt giảm, khiến các nhà rang xay đẩy mạnh thu mua dự trữ, qua đó giúp giá cà phê tại Brazil liên tục tăng dù đang trong vụ thu hoạch rộ.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê trên toàn cầu trong vụ mùa mới (bắt đầu vào tháng 10 tới ở hầu hết các quốc gia) sẽ tăng 7 triệu bao, tương dương 4,1% so với vụ hiện tại.
Tuy nhiên, có nhiều nhận định cho rằng dự báo của USDA quá lạc quan, khi Volcafe đã dự báo mức thâm hụt cà phê Robusta toàn cầu là 4,6 triệu bao vào năm 2024/25, tuy là nhỏ hơn mức thâm hụt 9 triệu bao trong vụ 2023/24 nhưng là năm thứ tư liên tiếp thâm hụt cà phê Robusta.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,6% xuống mức 319,7 yen/kg.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 giảm 0,2% ở mức 14.615 nhân dân tệ/tấn.
Trong tháng 6/2024, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á biến động mạnh trong bối cảnh nhu cầu xe điện sụt giảm gây áp lực lên thị trường. Một số công ty xe điện của Hoa Kỳ đang giảm chi phí sản xuất, sa thải lực lượng lao động và chạy đua phát triển các mẫu xe rẻ hơn do nhu cầu giảm khi chi phí vay tăng cao. Doanh số bán ô tô chậm lại có thể ảnh hưởng đến sản lượng ô tô, bao gồm việc sử dụng lốp làm từ cao su.
Theo báo cáo tháng 5/2024 của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến đạt 1,01 triệu tấn trong tháng 5/2024, tăng 33% so với tháng 4/2024 và tăng 4,8% so với tháng 5/2023. Trong khi tiêu thụ cao su tự nhiên dự kiến đạt 1,28 triệu tấn, giảm 0,5% so với tháng 4/2024, nhưng tăng 2,1% so với tháng 5/2023, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin.
ANRPC dự báo, năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2023. Trong đó, sản lượng của Thái Lan dự kiến giảm 0,5%; Indonesia giảm 5,1%; trong khi sản lượng của Trung Quốc dự kiến tăng 6,9%; Ấn Độ tăng 6%; Việt Nam tăng 2,9%; Malaysia tăng 0,6% và các nước khác tăng 4,9%.
Trong khi, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2024 dự kiến đạt 15,75 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2023. Trong đó, Trung Quốc tăng 5,5%; Ấn Độ tăng 3%; Thái Lan tăng 1%; Malaysia tăng 54,7%; Việt Nam tăng 6%; trong khi các nước khác dự kiến giảm 3,7%.
ANRPC đã điều chỉnh dự báo triển vọng thị trường cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 2024 so với dự đoán đưa ra trước đó. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu giảm, sự quan tâm của nông dân trồng cao su đối với việc khai thác giảm tiếp tục làm chậm tốc độ tăng trưởng sản xuất, đặc biệt là ở các nước sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, những thách thức như điều kiện khí hậu không thuận lợi, bệnh rụng lá cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của nông dân trồng cao su.
N.Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714513090