Quá trình đàm phán RCEP đã bước vào giai đoạn cuối cùng
Thứ tư, 12-8-2020AsemconnectVietnam - Quá trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã bước vào giai đoạn cuối cùng - giai đoạn rà soát hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Jerry Sambuaga ngày 11/8 cho biết, quá trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã bước vào giai đoạn cuối cùng - giai đoạn rà soát hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Hiệp định dự kiến sẽ được ký kết trong tương lai gần, ngay cả khi không có sự tham gia của Ấn Độ.
Theo ông Sambuaga, quá trình này đỏi hỏi các nhà đàm phán của Indonesia phải làm việc nghiêm túc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia khi mà việc rà soát thủ tục pháp lý là một quá trình quan trọng.
Ngôn ngữ của luật đôi khi có nhiều cách hiểu, do đó cần đảm bảo sự liên kết giữa các văn bản pháp luật không làm thay đổi bản chất lợi ích của Indonesia trong hiệp định.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán RCEP của ASEAN, người đồng thời là Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo, cho biết, với việc hoàn thành các cuộc đàm phán thương mại, kinh tế và đầu tư của RCEP, Indonesia có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nhưng Indonesia cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, hệ thống logistics, hệ thống thanh toán. Nước này cần có những sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh để có thể thâm nhập thành công thị trường rộng lớn của khu vực.
Về vấn đề Ấn Độ, ông Sambuaga cho rằng sự tham gia của nước này là rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị và sự đoàn kết của các quốc gia châu Á. Ấn Độ là một quốc gia lớn và có vai trò quan trọng tại châu Á.
Indonesia hy vọng Ấn Độ cũng có thể tham gia, bởi sau khi hiệp định được ký giữa 15 nước thành viên, các thành viên vẫn để ngỏ cánh cửa cho sự tham gia của Ấn Độ.
Ấn Độ quyết định rút khỏi quá trình đàm phán RCEP do những khác biệt với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, ASEAN và các quốc gia tham gia RCEP vẫn đưa ra các lựa chọn cho sự tham gia của Ấn Độ trong tương lai./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/qua-trinh-dam-phan-rcep-da-buoc-vao-giai-doan-cuoi-cung/657023.vnp
Hiệp định dự kiến sẽ được ký kết trong tương lai gần, ngay cả khi không có sự tham gia của Ấn Độ.
Theo ông Sambuaga, quá trình này đỏi hỏi các nhà đàm phán của Indonesia phải làm việc nghiêm túc nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia khi mà việc rà soát thủ tục pháp lý là một quá trình quan trọng.
Ngôn ngữ của luật đôi khi có nhiều cách hiểu, do đó cần đảm bảo sự liên kết giữa các văn bản pháp luật không làm thay đổi bản chất lợi ích của Indonesia trong hiệp định.
Chủ tịch Ủy ban đàm phán RCEP của ASEAN, người đồng thời là Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, Iman Pambagyo, cho biết, với việc hoàn thành các cuộc đàm phán thương mại, kinh tế và đầu tư của RCEP, Indonesia có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nhưng Indonesia cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, hệ thống logistics, hệ thống thanh toán. Nước này cần có những sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh để có thể thâm nhập thành công thị trường rộng lớn của khu vực.
Về vấn đề Ấn Độ, ông Sambuaga cho rằng sự tham gia của nước này là rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị và sự đoàn kết của các quốc gia châu Á. Ấn Độ là một quốc gia lớn và có vai trò quan trọng tại châu Á.
Indonesia hy vọng Ấn Độ cũng có thể tham gia, bởi sau khi hiệp định được ký giữa 15 nước thành viên, các thành viên vẫn để ngỏ cánh cửa cho sự tham gia của Ấn Độ.
Ấn Độ quyết định rút khỏi quá trình đàm phán RCEP do những khác biệt với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, ASEAN và các quốc gia tham gia RCEP vẫn đưa ra các lựa chọn cho sự tham gia của Ấn Độ trong tương lai./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/qua-trinh-dam-phan-rcep-da-buoc-vao-giai-doan-cuoi-cung/657023.vnp
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...