Hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về cam kết Hiệp định CPTPP
Thứ sáu, 10-7-2020AsemconnectVietnam - Trong 2 ngày (9 và 10/7), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội nghị Tập huấn chuyên sâu về cam kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN) hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu đúng về cam kết trong hiệp định.
Hội nghị là một trong chuỗi hoạt động nằm trong Kế hoạch thực thi Hiệp định CPTPP năm 2020 của Bộ Công Thương. Đây cũng là cơ hội để các DN nói lên tiếng nói của mình, xác định những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trước ngưỡng cửa hội nhập rộng mở mà Hiệp định CPTPP mang lại. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng các chính sách thiết thực và hiệu quả, đồng thời định hướng giải pháp nhằm tận dụng tối đa cơ hội, giảm thiểu thách thức, thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của địa phương.
Chưa được quan tâm đúng mức
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho biết, Hiệp định CPTPP đã trải qua hơn 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Về kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm. Một số thị trường mới như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước tận dụng được các cam kết ưu đãi về thuế quan mà Hiệp định CPTPP mang lại.
Về kết quả hoạt động thu hút đầu tư, năm 2019 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về vốn đầu tư đến từ những nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Canada và Mexico.
“CPTPP mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nhưng chúng ta chưa tận dụng được hết những dư địa đó” - ông Ngô Chung Khanh nhận định.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 63 tỉnh, thành thì chưa đến 40 tỉnh có quan hệ xuất nhập khẩu với các nước thành viên CPTPP. Riêng với 2 thị trường Canada và Mexico thì chưa đến 10 tỉnh thành có quan hệ giao thương. “Dư địa lớn, cơ hội mở ra lớn, nhưng số lượng tỉnh, thành quan tâm đến việc xuất nhập khẩu sang các nước CPTPP còn khá thấp” - ông Ngô Chung Khanh đánh giá và cho rằng, nguyên nhân này xuất phát từ 2 vấn đề: đó là do cơ quan tuyên truyền và sự chủ động của DN.
Ông Khanh dẫn chứng, năm 2019 có 577 hội thảo, hội nghị về CPTPP đã được tổ chức trên toàn quốc. Đây là con số khổng lồ, tính ra trung bình 1 ngày 2 hội thảo, hội nghị. Tuy nhiên, số lượng DN xuất khẩu sang Mexico và Canada còn khiêm tốn. Trong khi đó, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), số DN tìm hiểu kỹ về CPTPP, thị trường các nước thành viên CPTPP thì chỉ có 2%.
“Lý do tại sao tổ chức gần 600 hội nghị mà chưa đạt kết quả, đó là bởi, các hội nghị đa số nói về chiến lược, nói về nội dung chung chung của CPTPP mà không đi cụ thể vào từng lĩnh vực, ngành hàng. DN phản ánh không nhận được những thông tin mong muốn. Hướng đến thị trường Canada, DN quan tâm đến quy tắc xuất xứ khi xuất hàng hóa sang thị trường này; đó là những quy tắc, quy định gì; cần khai báo những gì...” - ông Ngô Chung Khanh lý giải.
Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền đôi lúc còn nhàm chán, không có sự tương tác sâu giữa chuyên gia - DN. Ngoài ra, sự chủ động của cộng đồng DN còn rất ít. Theo thống kê, trên trang web CPTPP của Bộ Công Thương, hầu như không nhận được câu hỏi nào.
Cần hiểu rõ thuế quan, quy tắc xuất xứ
Trước tình trạng trên, Bộ Công Thương cho rằng, sẽ không tổ chức hội nghị chung chung, mà xây dựng theo các lĩnh vực quan tâm nhất hiện nay, như thuế; quy tắc xuất xứ và dịch vụ - đầu tư. Hội nghị tập huấn lần này diễn ra trong vòng 2 ngày với 3 phiên tập huấn chuyên sâu, bao gồm các nội dung liên quan đến hàng hóa, quy tắc xuất xứ, và dịch vụ-đầu tư.
Tại hội nghị, sự tham gia hướng dẫn của các cán bộ phụ trách trực tiếp đã giúp tháo gỡ vướng mắc cho các DN thông qua việc giải đáp những tình huống thực tế mà một số DN hiện đang gặp phải khi đang có nhu cầu tìm hiểu và xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP.
Thông tin cho các DN về cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP, bà Nguyễn Sơn Trà – Phó Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên – cho biết, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực khoảng 78 -95% số dòng thuế; xóa bỏ hoàn toàn 97 -100% dòng thuế vào cuối lộ trình. Các mặt hàng còn lại lộ trình xóa bỏ thuế trong 5 – 10 năm, một số mặt hàng nhạy cảm lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng TRQ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường CPTPP được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 -5 năm.
Đơn cử như những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada hưởng lợi thuế 0% ngay khi có hiệu lực là túi xách, sản phẩm kim loại; sản phẩm nhựa, cao su; thủ công mỹ nghệ; nông sản, thủy sản; túi xách; giày dép và dệt may về 0% lộ trình từ 0 – 3 năm.
Với biểu thuế quan trên, các DN Việt Nam có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường sang các nước CPTPP. Mặc dù có nhiều lợi thế, song để tiếp cận vào thị trường này cũng đòi hỏi DN phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, sự cạnh tranh của các nước khác…
Ông Bùi Tuấn Hoàn – Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) – cho rằng, để các DN tiếp cận thị trường Canada nói riêng, các nước thành viên trong CPTPP nói chung, DN cần có chiến lược tiếp cận thị trường, tìm hiểu tập quán kinh doanh, các quy định của từng nước, đặc biệt về nguồn gốc xuất xứ.
“Ngoài việc mở cửa thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm nhà nhập khẩu tiềm năng, đại lý phân phối, khi có vấn đề liên quan đến chính sách, kiện tụng thì có thể gửi công văn, email lên Bộ Công Thương để được hỗ trợ tốt nhất” - ông Bùi Tuấn Hoàn cho hay.
Ngày 10/7, hội nghị sẽ tiếp tục giới thiệu các nội dung liên quan đến dịch vụ - đầu tư, trong đó tập trung vào các nghĩa vụ, nguyên tắc cơ bản về mở cửa cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với dịch vụ - đầu tư, cam kết liên quan tới khuyến khích và bảo hộ đầu tư, và hướng dẫn cấu trúc, cách đọc hiểu và tra cứu cam kết dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định CPTPP. Tham gia phiên thảo luận có sự hiện diện của các cán bộ quản lý trực tiếp lĩnh vực dịch vụ - đầu tư của Bộ Công Thương, và cán bộ đã có kinh nghiệm tham gia giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế của Bộ Tư pháp.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết vào tháng 3/2018 tại thành phố Santiago, Chile và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Khi Việt Nam tham gia vào CPTPP sẽ có những lợi thế về xuất khẩu; giúp Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.
Nguồn: congthuong.vn/hieu-ro-hieu-dung-hieu-sau-ve-cam-ket-hiep-dinh-cptpp-140187.html
Chưa được quan tâm đúng mức
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho biết, Hiệp định CPTPP đã trải qua hơn 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Về kết quả hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm. Một số thị trường mới như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước tận dụng được các cam kết ưu đãi về thuế quan mà Hiệp định CPTPP mang lại.
Về kết quả hoạt động thu hút đầu tư, năm 2019 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về vốn đầu tư đến từ những nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Canada và Mexico.
“CPTPP mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nhưng chúng ta chưa tận dụng được hết những dư địa đó” - ông Ngô Chung Khanh nhận định.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 63 tỉnh, thành thì chưa đến 40 tỉnh có quan hệ xuất nhập khẩu với các nước thành viên CPTPP. Riêng với 2 thị trường Canada và Mexico thì chưa đến 10 tỉnh thành có quan hệ giao thương. “Dư địa lớn, cơ hội mở ra lớn, nhưng số lượng tỉnh, thành quan tâm đến việc xuất nhập khẩu sang các nước CPTPP còn khá thấp” - ông Ngô Chung Khanh đánh giá và cho rằng, nguyên nhân này xuất phát từ 2 vấn đề: đó là do cơ quan tuyên truyền và sự chủ động của DN.
Ông Khanh dẫn chứng, năm 2019 có 577 hội thảo, hội nghị về CPTPP đã được tổ chức trên toàn quốc. Đây là con số khổng lồ, tính ra trung bình 1 ngày 2 hội thảo, hội nghị. Tuy nhiên, số lượng DN xuất khẩu sang Mexico và Canada còn khiêm tốn. Trong khi đó, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), số DN tìm hiểu kỹ về CPTPP, thị trường các nước thành viên CPTPP thì chỉ có 2%.
“Lý do tại sao tổ chức gần 600 hội nghị mà chưa đạt kết quả, đó là bởi, các hội nghị đa số nói về chiến lược, nói về nội dung chung chung của CPTPP mà không đi cụ thể vào từng lĩnh vực, ngành hàng. DN phản ánh không nhận được những thông tin mong muốn. Hướng đến thị trường Canada, DN quan tâm đến quy tắc xuất xứ khi xuất hàng hóa sang thị trường này; đó là những quy tắc, quy định gì; cần khai báo những gì...” - ông Ngô Chung Khanh lý giải.
Bên cạnh đó, hình thức tuyên truyền đôi lúc còn nhàm chán, không có sự tương tác sâu giữa chuyên gia - DN. Ngoài ra, sự chủ động của cộng đồng DN còn rất ít. Theo thống kê, trên trang web CPTPP của Bộ Công Thương, hầu như không nhận được câu hỏi nào.
Cần hiểu rõ thuế quan, quy tắc xuất xứ
Trước tình trạng trên, Bộ Công Thương cho rằng, sẽ không tổ chức hội nghị chung chung, mà xây dựng theo các lĩnh vực quan tâm nhất hiện nay, như thuế; quy tắc xuất xứ và dịch vụ - đầu tư. Hội nghị tập huấn lần này diễn ra trong vòng 2 ngày với 3 phiên tập huấn chuyên sâu, bao gồm các nội dung liên quan đến hàng hóa, quy tắc xuất xứ, và dịch vụ-đầu tư.
Tại hội nghị, sự tham gia hướng dẫn của các cán bộ phụ trách trực tiếp đã giúp tháo gỡ vướng mắc cho các DN thông qua việc giải đáp những tình huống thực tế mà một số DN hiện đang gặp phải khi đang có nhu cầu tìm hiểu và xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP.
Thông tin cho các DN về cam kết thuế nhập khẩu của các nước CPTPP, bà Nguyễn Sơn Trà – Phó Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên – cho biết, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực khoảng 78 -95% số dòng thuế; xóa bỏ hoàn toàn 97 -100% dòng thuế vào cuối lộ trình. Các mặt hàng còn lại lộ trình xóa bỏ thuế trong 5 – 10 năm, một số mặt hàng nhạy cảm lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng TRQ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường CPTPP được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 -5 năm.
Đơn cử như những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada hưởng lợi thuế 0% ngay khi có hiệu lực là túi xách, sản phẩm kim loại; sản phẩm nhựa, cao su; thủ công mỹ nghệ; nông sản, thủy sản; túi xách; giày dép và dệt may về 0% lộ trình từ 0 – 3 năm.
Với biểu thuế quan trên, các DN Việt Nam có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường sang các nước CPTPP. Mặc dù có nhiều lợi thế, song để tiếp cận vào thị trường này cũng đòi hỏi DN phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, sự cạnh tranh của các nước khác…
Ông Bùi Tuấn Hoàn – Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) – cho rằng, để các DN tiếp cận thị trường Canada nói riêng, các nước thành viên trong CPTPP nói chung, DN cần có chiến lược tiếp cận thị trường, tìm hiểu tập quán kinh doanh, các quy định của từng nước, đặc biệt về nguồn gốc xuất xứ.
“Ngoài việc mở cửa thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm nhà nhập khẩu tiềm năng, đại lý phân phối, khi có vấn đề liên quan đến chính sách, kiện tụng thì có thể gửi công văn, email lên Bộ Công Thương để được hỗ trợ tốt nhất” - ông Bùi Tuấn Hoàn cho hay.
Ngày 10/7, hội nghị sẽ tiếp tục giới thiệu các nội dung liên quan đến dịch vụ - đầu tư, trong đó tập trung vào các nghĩa vụ, nguyên tắc cơ bản về mở cửa cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đối với dịch vụ - đầu tư, cam kết liên quan tới khuyến khích và bảo hộ đầu tư, và hướng dẫn cấu trúc, cách đọc hiểu và tra cứu cam kết dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định CPTPP. Tham gia phiên thảo luận có sự hiện diện của các cán bộ quản lý trực tiếp lĩnh vực dịch vụ - đầu tư của Bộ Công Thương, và cán bộ đã có kinh nghiệm tham gia giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế của Bộ Tư pháp.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết vào tháng 3/2018 tại thành phố Santiago, Chile và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Khi Việt Nam tham gia vào CPTPP sẽ có những lợi thế về xuất khẩu; giúp Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.
Nguồn: congthuong.vn/hieu-ro-hieu-dung-hieu-sau-ve-cam-ket-hiep-dinh-cptpp-140187.html
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...