Chuỗi công nghiệp châu Á cần RCEP để tạo đà tăng trưởng mới trong bối cảnh Covid-19
Thứ sáu, 10-7-2020AsemconnectVietnam - Đại dịch Covid-19 đã vừa phá vỡ kỷ lục với 3 triệu ca nhiễm bệnh được xác nhận tại Mỹ vào ngày 7/7, sẽ ám ảnh nền kinh tế Mỹ trong thời gian dài hơn dự kiến khi các quốc gia đã đẩy lùi kế hoạch mở lại nền kinh tế trong bối cảnh các trường hợp nhiễm mới có dấu hiệu gia tăng.
Covid-19 tiếp tục ám ảnh nền kinh tế và hậu quả tại Mỹ chắc chắn là một diễn biến rất tồi tệ cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi các nền kinh tế có tính chất bổ sung cho nền kinh tế Mỹ.
Vì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng cho máy móc điện tử, hàng may mặc và các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở Đông Nam Á, nên dường như chắc chắn rằng thương mại khu vực sẽ chịu một cú hích lớn từ tình hình dịch bệnh ở Mỹ cho đến nay.
Trong hoàn cảnh đó, toàn bộ chuỗi công nghiệp châu Á sẽ phải đối mặt với nhu cầu tất yếu phải điều chỉnh và khám phá các thị trường tiêu dùng mới để giảm bớt tác động của thương mại suy giảm với Mỹ. Do đó, tầm quan trọng và cần thiết của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á, ngày càng trở nên rõ ràng. Trong bối cảnh như vậy, một số nước tham gia RCEP như Thái Lan và Indonesia đã bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ RCEP và ký hiệp định trong năm nay, với hy vọng rằng sự hợp tác sẽ giúp các nền kinh tế phục hồi sau sự co thắt thương mại và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng được kích hoạt bởi đại dịch.
Tuy nhiên, các nguồn tin chính thức hàng đầu từ Ấn Độ cho biết, Ấn Độ sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà Trung Quốc là thành viên do căng thẳng biên giới gần đây giữa hai nước. Nếu Ấn Độ không thay đổi quyết định và không quay trở lại các cuộc đàm phán RCEP, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết hiệp định thương mại tự do đa phương này, vì lựa chọn thúc đẩy RCEP mà không bao gồm Ấn Độ có thể được chấp nhận đối với 15 thành viên còn lại của RCEP. Đại dịch Covid-19 thực sự đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và trật tự thương mại thế giới, một điều không thể giải quyết chỉ bởi một quốc gia. Đó là lý do tại sao chuỗi công nghiệp châu Á cần một hiệp định thương mại cùng có lợi hơn bao giờ hết và không có thời gian để lãng phí.
Các nền kinh tế thành viên của RCEP đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh và đưa nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục chương trình nghị sự mở cửa, dự kiến sẽ mang lại lợi ích hơn nữa cho các nền kinh tế châu Á trong khuôn khổ RCEP trong tương lai. Ngay cả với hiệp định RCEP, chuỗi công nghiệp châu Á vẫn sẽ gặp phải những thách thức và khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp sắp tới. Vì vậy, việc chuẩn bị vẫn rất cần thiết cho một số tổn thất kinh tế tạm thời có thể xảy ra.
Nguồn: congthuong.vn/chuoi-cong-nghiep-chau-a-can-rcep-de-tao-da-tang-truong-moi-trong-boi-canh-covid-19-140159.html
Vì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng cho máy móc điện tử, hàng may mặc và các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở Đông Nam Á, nên dường như chắc chắn rằng thương mại khu vực sẽ chịu một cú hích lớn từ tình hình dịch bệnh ở Mỹ cho đến nay.
Trong hoàn cảnh đó, toàn bộ chuỗi công nghiệp châu Á sẽ phải đối mặt với nhu cầu tất yếu phải điều chỉnh và khám phá các thị trường tiêu dùng mới để giảm bớt tác động của thương mại suy giảm với Mỹ. Do đó, tầm quan trọng và cần thiết của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á, ngày càng trở nên rõ ràng. Trong bối cảnh như vậy, một số nước tham gia RCEP như Thái Lan và Indonesia đã bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ RCEP và ký hiệp định trong năm nay, với hy vọng rằng sự hợp tác sẽ giúp các nền kinh tế phục hồi sau sự co thắt thương mại và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng được kích hoạt bởi đại dịch.
Tuy nhiên, các nguồn tin chính thức hàng đầu từ Ấn Độ cho biết, Ấn Độ sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà Trung Quốc là thành viên do căng thẳng biên giới gần đây giữa hai nước. Nếu Ấn Độ không thay đổi quyết định và không quay trở lại các cuộc đàm phán RCEP, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết hiệp định thương mại tự do đa phương này, vì lựa chọn thúc đẩy RCEP mà không bao gồm Ấn Độ có thể được chấp nhận đối với 15 thành viên còn lại của RCEP. Đại dịch Covid-19 thực sự đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và trật tự thương mại thế giới, một điều không thể giải quyết chỉ bởi một quốc gia. Đó là lý do tại sao chuỗi công nghiệp châu Á cần một hiệp định thương mại cùng có lợi hơn bao giờ hết và không có thời gian để lãng phí.
Các nền kinh tế thành viên của RCEP đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh và đưa nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục chương trình nghị sự mở cửa, dự kiến sẽ mang lại lợi ích hơn nữa cho các nền kinh tế châu Á trong khuôn khổ RCEP trong tương lai. Ngay cả với hiệp định RCEP, chuỗi công nghiệp châu Á vẫn sẽ gặp phải những thách thức và khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp sắp tới. Vì vậy, việc chuẩn bị vẫn rất cần thiết cho một số tổn thất kinh tế tạm thời có thể xảy ra.
Nguồn: congthuong.vn/chuoi-cong-nghiep-chau-a-can-rcep-de-tao-da-tang-truong-moi-trong-boi-canh-covid-19-140159.html
Bước tiến quan trọng và cân bằng về đầu tư: Nhìn từ RCEP
ASEAN đánh giá cao vai trò của RCEP trong tiến trình phục hồi khu vực
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP trong tác động thay đổi địa chính trị
Hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP từ góc độ hải quan
Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico theo hướng cân bằng hơn
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Cơ hội nào cho ASEAN?
Nắm bắt cơ hội từ hiệp định EVFTA, xuất khẩu gốm sứ vào EU tăng mạnh
Thực thi RCEP: Doanh nghiệp cần làm gì để có “hệ miễn dịch” tốt?
Cơ hội thu hút FDI từ Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Phòng vệ thương mại: Ứng phó rào cản thương mại từ Ấn Độ
“Kế sách” ASEAN về ứng phó an ninh lương thực
Vai trò mới của Hiệp định RCEP trong thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Á
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...