Thứ sáu, 22-11-2024 - 3:43 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Báo cáo về CPTPP cho thấy thương mại của Canada với những nước khác vẫn bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, Mỹ 

 Chủ nhật, 15-12-2019

AsemconnectVietnam - Hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương - CPTPP - đã được nhiều người coi là một tia hy vọng trong một bức tranh thương mại toàn cầu u ám của Canada do đối mặt với những thách thức từ xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, trong một báo cáo về CPTPP gần đây - mặc dù nhắc lại quan điểm rằng các công ty Canada cần tăng gấp đôi nỗ lực mở rộng thị trường CPTPP trong những năm tới - cũng cho thấy khu vực thương mại tự do đầy tham vọng này không thể tránh khỏi suy thoái do môi trường thương mại toàn cầu xấu đi vì xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Một báo cáo về CPTPP của Quỹ châu Á Thái Bình Dương Canada cho thấy kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Canada sang 10 quốc gia khác trong khu vực thương mại thực sự đã giảm 3% trong lần đầu tiên (so với cùng kỳ năm trước), đạt 19 tỷ đô la Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu được phân tích trong bối cảnh cuộc chiến thương mại không hồi kết giữa Trung Quốc và Mỹ với sự giảm tốc thương mại tại các thị trường CPTPP như Nhật Bản và Mexico, sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và chính sách bảo hộ của Mỹ. Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ không tạo ra sự bứt phá về xuất khẩu đối với phần còn lại của châu Á Thái Bình Dương và thị trường Mỹ khó có thể thay thế nhu cầu đã suy giảm của Trung Quốc.
Ông Grace Jaramillo, Giám đốc chương trình Foundation Business Asia, một nhà nghiên cứu tham gia viết báo cáo này cho biết, báo cáo cho thấy thực tế là các nước CPTPP bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều đó đang khiến các nền kinh tế trên khắp châu Á Thái Bình Dương trở nên trì trệ, nhu cầu thị trường chậm lại và đó là lý do tại sao hiệu suất của các doanh nghiệp mới ở Canada không cao.
Báo cáo CPTPP năm 2019 cũng cho thấy - mặc dù thỏa thuận là một khối 11 quốc gia kết nối Canada với các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương và châu Mỹ Latinh - nhưng 82% kim ngạch xuất khẩu của Canada trong khối thương mại này là với ba quốc gia: Nhật Bản, Mexico và Úc. Trong số đó, Canada có mối quan hệ thương mại tự do với Mexico từ hiệp định NAFTA trong vài thập kỷ qua còn Úc có nhiều điểm tương đồng với thị trường Canada do cả hai đều là thành viên Khối thịnh vượng chung. Nhật Bản đã là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, CPTPP mang lại một số lạc quan về đa dạng hóa thị trường. Báo cáo cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Canada đang tăng nhanh hơn ở các thị trường CPTPP khác như Malaysia, Việt Nam và New Zealand, có nghĩa là tỉ lệ thương mại của Canada trong khối có thể thay đổi trong những năm tới nếu xu hướng tăng trưởng vẫn được duy trì.
Mặc dù kết quả thương mại của Canada trong năm đầu tiên khi thành viên CPTPP không được tối ưu nhưng cũng làm nổi bật cơ hội cho hàng hóa Canada tại các thị trường này. Ví dụ, xuất khẩu của Canada vẫn nghiêng nhiều về sản phẩm thô thay vì hàng hóa giá trị gia tăng đưa Canada vào sâu hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu máy móc sang phần còn lại của CPTPP đã tăng 10% trong ba quý đầu năm 2019, tương đương 213 triệu đô la Mỹ, đạt 2 tỷ đô la Mỹ. Một số sản phẩm chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy giảm của ngành giá trị gia tăng ở các thị trường khác (số liệu cho thấy xuất khẩu kim loại cơ bản của Canada sang Nhật Bản đã bị cắt giảm một nửa trong năm nay vì sự suy thoái ô tô của thị trường này).

Long Giang
Nguồn: Vitic/ biv.com
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715926334