Tăng cường kết nối qua CPTPP để doanh nghiệp Việt - Nhật vào sâu chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ hai, 13-1-2020AsemconnectVietnam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cần tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với những tiêu chuẩn cao, toàn diện để các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tối 12/1, tại TP. Đà Nẵng diễn ra giao lưu Việt Nam – Nhật Bản với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là các nghị sỹ, quan chức cấp cao, đại diện các địa phương, doanh nghiệp hai nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam Nikai Toshihiro cùng tham dự chương trình.
Sự kiện là minh chứng sinh động cho sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, từ sự tin cậy cao trong chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, rộng mở, hiệu quả trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, đến sự phong phú, chan hòa, thắm tình thân ái trong giao lưu văn hóa, du lịch, hợp tác địa phương, kết nối nhân dân….
Ôn lại lịch sử giao lưu giữa 2 quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nhịp giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu một cách rất tự nhiên, từ nhiều thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến nay, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao 09/1973.
Trên cơ sở quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống tốt đẹp và những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn để Việt Nam – Nhật Bản cùng nhau hợp tác phát huy những tiềm năng to lớn. Đó là “Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi Nhật Bản, cường quốc hùng mạnh trên thế giới, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu, hợp tác lâu dài. Nhật Bản cũng coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu tại khu vực. Việt Nam là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản nhiệm kỳ 2018 - 2021, Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Chúng ta hãy cùng nhau hợp tác nâng quan hệ lên tầm cao mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều lợi ích chung, nền kinh tế hai nước ở trình độ phát triển khác nhau, mang tính bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh. Nhật Bản hiện là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ 2, đối tác thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại của Việt Nam. Và Nhật Bản sẽ luôn là đối tác lớn nhất của Việt Nam. Cả hai quốc gia sẽ cùng hợp tác và phát huy những những nét văn hóa, tập quán tương đồng. Hai bên cũng cần tăng cường sự gắn kết giữa Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương, giao lưu nhân dân hai nước với các hình thức phong phú, dự án hợp tác cụ thể, thực chất; tăng cường sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia đang phát triển năng động với nhiều tiềm năng. Năm 2019, GDP tăng trên 7%, tổng kim ngạch lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD, hiện có gần 30 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam với số vốn cam kết gần 370 tỷ USD, trong đó có nhiều Tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh thành công. Thời gian tới, hai bên sẽ cùng “Tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua Hiệp định CPTPP, với những tiêu chuẩn cao, toàn diện để các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu” -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và khẳng định hợp tác, gắn kết sẽ giúp đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Về phía Nhật Bản, Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam Nikai Toshihiro cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của chính phủ và Nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn trong chuyến thăm lần này. Đồng tình với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Nikai Toshihiro cũng rằng quan hệ giao thương, văn hóa Việt Nam – Nhật Bản đã hình thành lâu đời, đến nay, quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia đang ở giai đoạn rất tốt đẹp. "Giống sen Oga Nhật Bản đã có nguồn gốc hơn 2.000 năm, được vùi dưới bùn đất và nảy mầm. Đặc biệt, hoa sen là biểu tượng cho hoa bình. Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam. Tôi ấn tượng sâu sắc Việt Nam đã chọn hoa sen là quốc hoa", ông Nikai Toshihiro nói và cho biết, buổi giao lưu có sự tham dự của nhiều bạn học sinh trung học của Nhật Bản. "Chúng ta cần truyền lại mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản cho thế hệ trẻ để quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển", ông Nikai Toshihiro nhấn mạnh và đề nghị các bạn học sinh của Nhật Bản trong Đoàn giao lưu đến thăm Việt Nam lần này có thể học hỏi kinh nghiệm, và sau khi trở về Nhật Bản hãy học hỏi chăm chỉ, góp phần vào mối quan hệ để đáp ứng nguyện vọng của người dân Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trong tương lai”.
Tại đêm giao lưu, đoàn Nhật Bản đã tặng Việt Nam những củ giống hoa sen Oga Nhật Bản. Cả 2 bên đã thực hiện nghi thức trồng sen. Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Nikai còn chứng kiến lễ tặng sách tiếng Nhật cho một số trường Trung học tại miền Trung.
Nguồn: baocongthuong.vn
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...