Thứ năm, 21-11-2024 - 23:7 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tham gia CPTPP có thể là bước đệm đầu tiên của Anh sau Brexit 

 Thứ hai, 26-8-2019

AsemconnectVietnam - Trong “cơn bão” Brexit, đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Anh nên tìm cách phát triển quan hệ thương mại ở khu vực nào nếu rời khỏi Liên minh châu Âu, và đề xuất quan trọng là tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đây là khối thương mại lớn thứ ba thế giới theo GDP, bao gồm 11 quốc gia ở Vành đai Thái Bình Dương. Nếu Vương quốc Anh đặt mục tiêu tham gia CPTPP sau Brexit, sẽ đóng vai trò như một phương tiện có thể đạt được để điều chỉnh và tăng cường giao dịch các quốc gia khác như Canada, New Zealand. Ý tưởng về việc Anh gia nhập hiệp định thương mại này đã được đề cập ở cấp cao nhất, khi trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, sau Brexit, Vương quốc Anh sẽ được hoan nghênh vào hiệp định CPTPP với một vòng tay mở rộng.
Chính phủ Anh đã lên kế hoạch sẽ đàm phán để tham gia thỏa thuận, và Bộ Thương mại Quốc tế đã tiến hành một quá trình tham vấn để đánh giá các quan điểm về việc gia nhập CPTPP; kết quả của tham vấn này vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, từ những động thái trước đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng việc Anh gia nhập thỏa thuận sẽ không có nghĩa là không khả thi về mặt chính trị. Có rất nhiều lợi thế thành viên của khối này có thể nắm giữ nếu Anh rút khỏi Liên minh Hải quan của châu Âu. Đáng chú ý, Nhật Bản đã hài hòa pháp lý với EU do hiệp định thương mại tự do giữa hai bên; điều này có nghĩa là nếu Anh tham gia CPTPP, dự kiến ​​sẽ không hạ thấp các tiêu chuẩn quy định mà nước này đã được sử dụng trong thời gian là thành viên của EU. Điều này trái ngược hoàn toàn với bất kỳ thỏa thuận thương mại song phương Anh-Mỹ nào đang được đề xuất mà các tiêu chuẩn thực phẩm thấp hơn đối với các sản phẩm như thịt gà và thịt bò sẽ phải là điều kiện của bất kỳ thỏa thuận Anh- Mỹ nào.
Cũng cần lưu ý rằng tiền thân của CPTPP là Hiệp hội Đối tác xuyên Thái Bình Dương, có một số điều khoản gây tranh cãi, chẳng hạn như một điều khoản sẽ tạo điều kiện cho các công ty kiện chính phủ quốc gia. Các điều khoản này đã bị loại bỏ phần lớn khi thỏa thuận được sửa đổi thành CPTPP, và hiện tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng hơn so với TPP ban đầu. Do đó, với tư cách thành viên của CPTPP sẽ không yêu cầu hạ thấp tiêu chuẩn cho người tiêu dùng trung bình ở Anh, mà sẽ mở ra con đường mới về cơ hội kinh tế. Trong khi Vương quốc Anh thực hiện phần lớn giao dịch thương mại với EU, thì khối liên minh, mặc dù là nền kinh tế mạnh, không phải là một nguồn tăng trưởng đáng kể. Ngược lại, vành đai Thái Bình Dương hiện là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, với các bên ký kết CPTPP như Việt Nam, Mexico và Malaysia là một trong số các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu trong thương mại thế giới giữa các nền kinh tế đang phát triển.
Thật vậy, các đối tác xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Anh có xu hướng ở châu Á, tạo ra sự thay đổi tổng thể tập trung vào khu vực có khả năng kinh tế cao hơn nhiều người nghĩ. EU, vốn sẽ luôn là đối tác thương mại quan trọng và có giá trị đối với Vương quốc Anh, nhưng Anh cần đa dạng hóa quan hệ thương mại nếu rời khỏi Cộng đồng kinh tế châu Âu, để thúc đẩy các mối liên kết toàn cầu lớn hơn và tối đa hóa khả năng tiếp cận các thị trường tăng trưởng. Nếu Vương quốc Anh kiểm soát việc gia nhập CPTPP, họ sẽ thấy mình ở vị thế mạnh hơn để từ đó đàm phán các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác như Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt CPTPP sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tích hợp các mối liên kết thương mại với Australia, Canada và New Zealand. Điều này có thể được bổ sung bằng cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, di chuyển tự do và hợp tác địa chiến lược nói chung. Đáng chú ý, tư cách thành viên của CPTPP sẽ cho phép Vương quốc Anh tránh được những hạn chế nặng nề đối với đầu tư vào Canada, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho liên kết thương mại và hội nhập kinh tế.

Nguồn: Báo Công Thương

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715922017