Tổng hợp, phân tích hiệp định CPTPP trong tháng 6/2019
Chủ nhật, 30-6-2019AsemconnectVietnam - Trong tháng 6/2019, tin tức phân tích hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khá sôi động.
CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu tôm của Việt Nam
Xuất khẩu tôm trong những tháng đầu năm 2019 giảm hơn so với cùng kỳ, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đã và đang tác động tích cực nhất định đến XK tôm Việt Nam sang các nước thành viên.
Xuất khẩu giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2019, giá trị XK tôm Việt Nam đạt 848,4 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong bối cảnh XK tôm giảm, các ưu đãi thương mại trong các Hiệp định Thương mại tự do trở nên khá quan trọng. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 bên cạnh những thách thức đặt ra, đã và đang có một số tác động tích cực nhất định lên XK tôm Việt Nam sang các nước thành viên.
CPTPP được cho là có số lượng sản phẩm tiếp cận thị trường nhiều hơn và thời gian giảm thuế nhanh hơn, dễ thực hiện hơn. Nên sau khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch XK tôm Việt Nam sang thị trường thành viên như Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore tuy chưa thay đổi nhiều nhưng cũng ghi nhận một vài chuyển biến tích cực.
Nhật Bản là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, chiếm 19,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Trong tháng 2 và 3 năm nay, Nhật Bản là thị trường duy nhất trong số các thị trường NK chính tôm Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng dương. Sang tháng 4, XK tôm sang Nhật Bản giảm một phần do nhu cầu giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm tốc và đồng yên không ổn định. Bốn tháng đầu năm nay, XK tôm sang Nhật đạt 162,5 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2018 trong khi XK sang EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm ở mức 2 con số.
Bên cạnh các Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019 cũng giúp cho tôm Việt Nam gia tăng lợi thế tại thị trường này. Theo các cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam trong đó có tôm đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.
Gia tăng vào thị trường các nước CPTPP
Xuất khẩu tôm trong những tháng đầu năm 2019 giảm hơn so với cùng kỳ, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đã và đang tác động tích cực nhất định đến XK tôm Việt Nam sang các nước thành viên.
Canada đứng thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm 4,4% tổng giá trị XK của tôm Việt Nam đi các thị trường. Bốn tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Canada đạt 37,6 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2018. XK tôm sang Canada có dấu hiệu tăng sau khi CPTPP có hiệu lực đầu năm nay.
Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, Canada là một trong những nước có mức cam kết mở cửa thị trường cao nhất với hàng nghìn dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trở về 0%, với mức cắt giảm thuế lên tới 95% số dòng thuế, bao trùm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada. Bên cạnh đó, Canada là 1 trong 3 nước thành viên mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương.
Theo cam kết CPTPP, thuế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, trong đó có sản phẩm tôm đông lạnh, tôm chế biến... từ Việt Nam vào Canada đều giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
CPTPP cũng là cơ hội cho tôm Việt Nam trên thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.
Những năm gần đây, Canada tiêu thụ nhiều hơn tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. XK tôm của Việt Nam sang Canada đứng đầu trong số các nguồn cung tôm vào Canada và chiếm gần 1/3 thị phần NK, với lợi thế này, CPTPP sẽ là lực đẩy giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường Canada.
Australia đứng thứ 7 về NK tôm Việt Nam, chiếm 4,8% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Australia là 1 nước thành viên trong CPTPP. Theo cam kết trong CPTPP, tất cả các sản phẩm tôm XK sang Australia đều ở 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Một trong những nước thành viên trong CPTPP là Chile. Đây là thị trường nhỏ nhưng là cơ hội mở cho tôm Việt Nam. Theo cam kết của Chile trong CPTPP, các sản phẩm thủy sản trong đó có tôm NK vào Chile đều được giảm từ 6% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Ba tháng đầu năm 2019, XK tôm Việt Nam sang Chile đạt 712,4 nghìn USD, tăng mạnh 1.465% so với 3 tháng đầu năm 2018 (kim ngạch chỉ đạt 45,5 nghìn USD). Chile từ vị trí thứ 60 trong top các thị trường NK tôm của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 46 với tỷ trọng tăng lên 0,12% từ 0,01%.
CPTPP có hiệu lực đặt ra cho các DN các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ. DN cần nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt thông tin và rào cản thị trường để kịp thời đáp ứng.
Như vậy, sau khi CPTPP có hiệu lực, lợi ích của nó đối với XK tôm Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng được đánh giá là yếu tố hỗ trợ cần thiết, giúp hoàn thiện những điểm mà các Hiệp định song phương, đa phương trước đó chưa có.
Thứ trưởng Ong: Malaysia cần thêm thời gian để quyết định CPTPP
Malaysia cần thêm thời gian để quyết định liệu họ sẽ phê chuẩn hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, Tiến sĩ Ong Kian Ming cho biết, “chúng tôi vẫn cần thêm thời gian để đánh giá tất cả lợi ích chi phí liên quan đến CPTPP. Các nước như Thái Lan đang quan tâm tham gia hiệp định thương mại này”.
CPTPP gồm 11 thành viên, có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 12 năm 2018 đối với các nước Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore cũng như Việt Nam vào ngày 4 tháng 1 năm 2019.
Malaysia cần thêm thời gian để quyết định liệu họ sẽ phê chuẩn hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, Tiến sĩ Ong Kian Ming cho biết, “chúng tôi vẫn cần thêm thời gian để đánh giá tất cả lợi ích chi phí liên quan đến CPTPP. Các nước như Thái Lan đang quan tâm tham gia hiệp định thương mại này”.
CPTPP gồm 11 thành viên, có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 12 năm 2018 đối với các nước Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore cũng như Việt Nam vào ngày 4 tháng 1 năm 2019.
Đối với bốn quốc gia còn lại chưa phê chuẩn, CPTPP sẽ có hiệu lực ở Brunei, Chile, Malaysia và Peru trong vòng 60 ngày kể từ ngày các nước này hoàn tất quy trình nội địa và chuyển văn bản phê chuẩn tới New Zealand, nước chịu trách nhiệm về việc lưu ký.
Thứ trưởng Ong cho biết hiệp định thương mại tự do (FTA) Malaysia - Liên minh châu Âu (EU), đã được đặt sang một bên từ năm 2012 và hiện vẫn đang bế tắc. “Chúng tôi chưa quyết định có nên tiếp tục thảo luận hay không. Tuy nhiên, đây là một nền tảng rất quan trọng đối với Malaysia khi hiện nay EU là thị trường quan trọng đối với mặt hàng dầu cọ của Malaysia”.
Malaysia đã gửi đến EU một phụ lục mới về các mặt hàng dầu thực vật và chất béo trong FTA Malaysia - EU. Điều này là để đảm bảo quyền lợi của Malaysia liên quan đến mặt hàng dầu cọ được bảo vệ đặc biệt khi mặt hàng này đang được EU chú ý.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ong khẳng định hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) liên quan đến 10 quốc gia Asean và sáu quốc gia đối tác châu Á - Thái Bình Dương, đã hoàn tất bảy trong số 16 nhóm làm việc.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ong khẳng định hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) liên quan đến 10 quốc gia Asean và sáu quốc gia đối tác châu Á - Thái Bình Dương, đã hoàn tất bảy trong số 16 nhóm làm việc.
Hai mươi lăm vòng đàm phán RCEP đã được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 2 năm 2019. Một cuộc đàm phán RCEP sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6 năm nay. Các nước RCEP dự tính sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm nay, muộn hơn so với kế hoạch trước đó vào tháng 11 năm 2018 mặc dù điều này phụ thuộc vào các cuộc đàm phán và tính linh hoạt của các quốc gia.
Thủ tướng Abe và Thủ tướng Trudeau nêu bật lợi ích của CPTPP mà Tổng thống Trump từ bỏ
Các nhà lãnh đạo Canada và Nhật Bản hôm Chủ nhật vừa qua đã nêu bật những lợi ích của hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ và cho rằng hiệp định này sẽ đóng vai trò như một mô hình cho các thỏa thuận trong tương lai.
Thỏa thuận thương mại 11 quốc gia có tính bước ngoặt, phiên bản mới của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái. CPTPP không bao gồm Mỹ khi nước này đã rút khỏi TPP vào đầu năm 2017.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết kim nghạch xuất khẩu một số sản phẩm thịt bò từ Canada sang Nhật Bản đã tăng gần gấp ba lần theo hiệp định CPTPP.
Thủ tướng Abe và Thủ tướng Trudeau nêu bật lợi ích của CPTPP mà Tổng thống Trump từ bỏ
Các nhà lãnh đạo Canada và Nhật Bản hôm Chủ nhật vừa qua đã nêu bật những lợi ích của hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ và cho rằng hiệp định này sẽ đóng vai trò như một mô hình cho các thỏa thuận trong tương lai.
Thỏa thuận thương mại 11 quốc gia có tính bước ngoặt, phiên bản mới của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái. CPTPP không bao gồm Mỹ khi nước này đã rút khỏi TPP vào đầu năm 2017.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết kim nghạch xuất khẩu một số sản phẩm thịt bò từ Canada sang Nhật Bản đã tăng gần gấp ba lần theo hiệp định CPTPP.
"Thỏa thuận này đã mang lại lợi ích rất lớn cho Canada, nông dân và doanh nghiệp Nhật Bản và người dân trong khu vực", Thủ tướng Trudeau nói trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. "Điều đó trái ngược hoàn toàn với việc rút lui của Mỹ. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy thương mại tự do, theo các quy tắc mà tất cả chúng ta có thể đồng ý, là điều chúng tôi tiếp tục làm”.
Chính quyền Trump đang đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Nhật Bản. Tổng thống Trump mới đây cho biết thỏa thuận này có thể đạt được vào tháng tới. Tuy nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đều nói rõ rằng hai nước vẫn còn một số khác biệt ở một số lĩnh vực. Tổng thống Trump luôn chỉ trích thuế quan của Nhật Bản đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và Thủ tướng Abe thì phàn nàn về thuế quan của Mỹ đối với ô tô Nhật Bản.
Nhật Bản cho rằng CPTPP là một mô hình hiệp định thương mại tiên tiến dựa trên các quy tắc tự do và công bằng trong thế kỷ 21. Nhật Bản và Canada sẽ phối hợp để mở rộng số lượng quốc gia trong CPTPP.
Nhật Bản cho rằng CPTPP là một mô hình hiệp định thương mại tiên tiến dựa trên các quy tắc tự do và công bằng trong thế kỷ 21. Nhật Bản và Canada sẽ phối hợp để mở rộng số lượng quốc gia trong CPTPP.
Nhật Bản sẽ nỗ lực để hỗ trợ Vương quốc Anh tham gia CPTPP
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh Liam Fox đang có chuyến thăm Nhật Bản và có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Toshimitsu Motegi.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hoan nghênh thông báo gần đây của Vương quốc Anh rằng nước này đang muốn gia nhập hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực hỗ trợ Vương quốc Anh tham gia CPTPP.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh Liam Fox đang có chuyến thăm Nhật Bản và có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Toshimitsu Motegi.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hoan nghênh thông báo gần đây của Vương quốc Anh rằng nước này đang muốn gia nhập hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và khẳng định Nhật Bản sẽ nỗ lực hỗ trợ Vương quốc Anh tham gia CPTPP.
Bộ trưởng Liam Fox đã gặp Bộ trưởng Motegi, người chịu trách nhiệm về CPTPP, một cuộc gặp quan trọng trong chuyến thăm Nhật Bản, đối tác gần gũi nhất của Vương quốc Anh ở châu Á.
Vương quốc Anh và Nhật Bản là những nước cùng ủng hộ cho thương mại tự do toàn cầu và xây dựng mối quan hệ hiện có với Nhật Bản là yếu tố chính trong việc xây dựng chính sách thương mại độc lập đầu tiên của Vương quốc Anh trong hơn 40 năm sau khi rời Liên minh châu Âu.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Fox tới châu Á sau khi ông đưa ra một cuộc tham vấn về khả năng tham gia CPTPP và chào mừng hiệp định đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (EPA) mới được ký kết. Nhật Bản chiếm gần một nửa GDP CPTPP và là đối tác thương mại lớn thứ năm của Vương quốc Anh với tổng kim nghạch thương mại trị giá 28 tỷ bảng, tăng gần 15% so với năm 2017.
Vương quốc Anh và Nhật Bản là những nước cùng ủng hộ cho thương mại tự do toàn cầu và xây dựng mối quan hệ hiện có với Nhật Bản là yếu tố chính trong việc xây dựng chính sách thương mại độc lập đầu tiên của Vương quốc Anh trong hơn 40 năm sau khi rời Liên minh châu Âu.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Fox tới châu Á sau khi ông đưa ra một cuộc tham vấn về khả năng tham gia CPTPP và chào mừng hiệp định đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (EPA) mới được ký kết. Nhật Bản chiếm gần một nửa GDP CPTPP và là đối tác thương mại lớn thứ năm của Vương quốc Anh với tổng kim nghạch thương mại trị giá 28 tỷ bảng, tăng gần 15% so với năm 2017.
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Fox cũng gặp gỡ một loạt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và Phòng Thương mại Anh tại Nhật Bản. Hơn nữa, ông nhấn mạnh giá trị của đầu tư của Nhật Bản vào Vương quốc Anh khi năm ngoái, các công ty như Hitachi, Toyota và Mitsubishi Corp đầu tư vốn khổng lồ và tạo thêm nhiều việc làm.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox khẳng định khi Chính phủ Anh được thiết lập chính sách thương mại độc lập của mình lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Chính phủ Anh quyết tâm tạo nên nền tảng mới bằng cách đưa Vương quốc Anh vào trung tâm của các khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, như châu Á. “Đó là lý do tại sao tôi đến thăm Nhật Bản, đối tác thương mại lớn thứ năm của chúng tôi và gặp Thủ tướng Abe và các đồng nghiệp, doanh nghiệp Anh và các nhà đầu tư Nhật Bản để đưa mối quan hệ thương mại của chúng tôi lên một tầm cao mới và đưa ra một khuôn khổ mới cho quan hệ thương mại Anh - Nhật Bản. Những cuộc thảo luận này rất quan trọng trong việc đưa nước Anh trở thành trung tâm của châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẽ là động lực tăng trưởng toàn cầu trong thế kỷ XXI”.
Bộ trưởng Fox đã hoan nghênh EPA EU - Nhật Bản gần đây. Thủ tướng Theresa May và Thủ tướng Abe đồng ý hợp tác nhanh chóng để thiết lập quan hệ đối tác mới giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh dựa trên các điều khoản của thỏa thuận EPA. Đảm bảo sự chắc chắn cho các doanh nghiệp ở cả hai quốc gia là điều hai nhà lãnh đạo nói rõ là ưu tiên hàng đầu.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox khẳng định khi Chính phủ Anh được thiết lập chính sách thương mại độc lập của mình lần đầu tiên sau hơn 40 năm, Chính phủ Anh quyết tâm tạo nên nền tảng mới bằng cách đưa Vương quốc Anh vào trung tâm của các khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, như châu Á. “Đó là lý do tại sao tôi đến thăm Nhật Bản, đối tác thương mại lớn thứ năm của chúng tôi và gặp Thủ tướng Abe và các đồng nghiệp, doanh nghiệp Anh và các nhà đầu tư Nhật Bản để đưa mối quan hệ thương mại của chúng tôi lên một tầm cao mới và đưa ra một khuôn khổ mới cho quan hệ thương mại Anh - Nhật Bản. Những cuộc thảo luận này rất quan trọng trong việc đưa nước Anh trở thành trung tâm của châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẽ là động lực tăng trưởng toàn cầu trong thế kỷ XXI”.
Bộ trưởng Fox đã hoan nghênh EPA EU - Nhật Bản gần đây. Thủ tướng Theresa May và Thủ tướng Abe đồng ý hợp tác nhanh chóng để thiết lập quan hệ đối tác mới giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh dựa trên các điều khoản của thỏa thuận EPA. Đảm bảo sự chắc chắn cho các doanh nghiệp ở cả hai quốc gia là điều hai nhà lãnh đạo nói rõ là ưu tiên hàng đầu.
11 thành viên của CPTPP có kim ngạch thương mại 82 tỷ bảng với Anh trong năm 2016, nhiều hơn cả Hà Lan, Pháp hay Trung Quốc. Nền kinh tế của các thành viên hiện tại rất đa dạng, trải khắp một khu vực rộng lớn là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
CPTPP mở toang cánh cửa Mexico cho dệt may Việt Nam
Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico cam kết sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với dệt may Việt Nam.
Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với hàng dệt may.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.
Việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 02 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP.
Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP được quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư như sau:
Cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết.
Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu.
Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP (bao http://asemconnectvietnam.gov.vn/Admin/Contents/edit.aspx?act=add&ZoneID=87gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, với 11 nước thành viên, CPTPP là Hiệp định quan trọng, mang tới nhiều cơ hội cho Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng. Trong CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm Canada, Chile, Mexico và Peru.
Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực gồm Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).
Trong những năm qua, Việt nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6,5%, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ. Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với hàng dệt may.
Ngày 1/3/2019, Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25-30% đối với sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có thỏa thuận FTA với quốc gia này. Đây là cơ hội để ta gia tăng thị phần tại thị trường này và thực tế kể từ sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu nhà cung cấp của Việt Nam đối với các mặt hàng này.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.
Nguồn: Vitic/WTO/Bloomberg…
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...