Ấn Độ sẽ vẫn tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực?
Chủ nhật, 30-6-2019AsemconnectVietnam - Thái Lan, nước Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN đã kêu gọi các nước tham gia nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Tại một diễn đàn kinh doanh ở Bangkok trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 6 năm nay, ông Prayut Chan-O-Cha, cựu lãnh đạo chính phủ và Thủ tướng mới của Thái Lan nói: "Thái Lan đang cố gắng thúc đẩy kết thúc đàm phán RCEP trong năm nay và đây là kế hoạch thống nhất của tất cả các nhà lãnh đạo”.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Thương mại Philippines, ông Ramon Lopez bày tỏ niềm tin rằng các cuộc đàm phán đã đạt đến điểm mà các bên tham gia đàm phán có thể được thuyết phục để trở nên thực tế hơn. Tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm xáo trộn triển vọng kinh tế toàn cầu nhưng sẽ là động lực để tất cả đẩy nhanh tiến độ đàm phán RCEP.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Thương mại Philippines, ông Ramon Lopez bày tỏ niềm tin rằng các cuộc đàm phán đã đạt đến điểm mà các bên tham gia đàm phán có thể được thuyết phục để trở nên thực tế hơn. Tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm xáo trộn triển vọng kinh tế toàn cầu nhưng sẽ là động lực để tất cả đẩy nhanh tiến độ đàm phán RCEP.
Gần như ngay lập tức sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn dắt trong thời gian của Chính quyền Obama.
Hiện nay, hiệp định này tồn tại dưới dạng CPTPP (hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương) nhưng ít ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu so với TPP. Với sự rút lui của Mỹ, CPTPP có tổng cộng 11 quốc gia thành viên như Canada, Chile, Peru và Mexico, chiếm 7% dân số thế giới và tổng GDP 10,5 nghìn tỷ USD (tương đương 12,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu). CPTPP có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, 60 ngày sau khi quốc gia thứ sáu – Australia phê chuẩn thỏa thuận vào ngày 31 tháng 10 năm 2018. Theo quy định, để CPTPP có hiệu lực, ít nhất sáu trong số mười một quốc gia phải phê chuẩn hiệp định.
Hiệp định TPP chiếm 11% dân số trên thế giới với GDP 30 nghìn tỷ USD (35% GDP toàn cầu) và mất 7 năm để đàm phán.
Việc Mỹ rút khỏi TPP đã mở ra cánh cửa cho RCEP do Trung Quốc dẫn dắt. RCEP được chính thức ra mắt tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm 2012 ở Phnom Penh, Campuchia. Vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào tháng 5 năm 2013 tại Brunei.
Hiện nay, hiệp định này tồn tại dưới dạng CPTPP (hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương) nhưng ít ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu so với TPP. Với sự rút lui của Mỹ, CPTPP có tổng cộng 11 quốc gia thành viên như Canada, Chile, Peru và Mexico, chiếm 7% dân số thế giới và tổng GDP 10,5 nghìn tỷ USD (tương đương 12,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu). CPTPP có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, 60 ngày sau khi quốc gia thứ sáu – Australia phê chuẩn thỏa thuận vào ngày 31 tháng 10 năm 2018. Theo quy định, để CPTPP có hiệu lực, ít nhất sáu trong số mười một quốc gia phải phê chuẩn hiệp định.
Hiệp định TPP chiếm 11% dân số trên thế giới với GDP 30 nghìn tỷ USD (35% GDP toàn cầu) và mất 7 năm để đàm phán.
Việc Mỹ rút khỏi TPP đã mở ra cánh cửa cho RCEP do Trung Quốc dẫn dắt. RCEP được chính thức ra mắt tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm 2012 ở Phnom Penh, Campuchia. Vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào tháng 5 năm 2013 tại Brunei.
RCEP là một hiệp định thương mại tự do bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư đang được đàm phán giữa 10 thành viên của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Nếu được hoàn thành, RCEP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất kể từ khi các hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được thực hiện vào năm 1948. Hiệp định này sẽ bao trùm 30% GDP toàn cầu (25,6 nghìn tỷ USD), ảnh hưởng đến 45% dân số thế giới, đóng góp tới 30% thu nhập toàn cầu và 30% thương mại toàn cầu.
Hiệp định RCEP được coi là quan trọng trong việc tiếp tục đảm bảo sự thịnh vượng của khu vực. Điều đó thậm chí còn ngày càng quan trọng khi Trung Quốc và Mỹ đang rơi vào một cuộc chiến thương mại và có nguy cơ còn leo thang hơn nữa.
Mặc dù Ấn Độ đang có tham gia các cuộc đàm phán RCEP, nhưng nước này đã bày tỏ sự dè dặt vì nhiều lý do. Nước này cho rằng khi RCEP có hiệu lực, nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước RCEP có thể tăng nhanh hơn cả xuất khẩu sang khối này. Ấn Độ sẽ phải miễn cưỡng cắt giảm thuế và mở cửa thị trường trước sự phản đối mạnh mẽ từ ngành nông nghiệp cũng như ngành thép và dệt may. Tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Ấn Độ đang trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc cũng là một thành viên của thỏa thuận. Điều đáng lo ngại đặc biệt là việc giảm thuế đối với Trung Quốc sẽ dẫn đến hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường Ấn Độ làm gia tăng thâm hụt thương mại trong năm 2018 đã ở mức 53 tỷ USD. Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc không có thỏa thuận thương mại tự do song phương.
Mặt khác, Ấn Độ muốn nhận được sự tiếp cận tốt hơn cho các chuyên gia của mình đối với lĩnh vực dịch vụ tại các quốc gia thành viên RCEP. RCEP được hình thành như một hiệp định thương mại truyền thống nhằm cắt giảm thuế đối với hoạt động thương mại hàng hóa trong khi thế mạnh của Ấn Độ là lĩnh vực dịch vụ.
Nếu được hoàn thành, RCEP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất kể từ khi các hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được thực hiện vào năm 1948. Hiệp định này sẽ bao trùm 30% GDP toàn cầu (25,6 nghìn tỷ USD), ảnh hưởng đến 45% dân số thế giới, đóng góp tới 30% thu nhập toàn cầu và 30% thương mại toàn cầu.
Hiệp định RCEP được coi là quan trọng trong việc tiếp tục đảm bảo sự thịnh vượng của khu vực. Điều đó thậm chí còn ngày càng quan trọng khi Trung Quốc và Mỹ đang rơi vào một cuộc chiến thương mại và có nguy cơ còn leo thang hơn nữa.
Mặc dù Ấn Độ đang có tham gia các cuộc đàm phán RCEP, nhưng nước này đã bày tỏ sự dè dặt vì nhiều lý do. Nước này cho rằng khi RCEP có hiệu lực, nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước RCEP có thể tăng nhanh hơn cả xuất khẩu sang khối này. Ấn Độ sẽ phải miễn cưỡng cắt giảm thuế và mở cửa thị trường trước sự phản đối mạnh mẽ từ ngành nông nghiệp cũng như ngành thép và dệt may. Tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Ấn Độ đang trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc cũng là một thành viên của thỏa thuận. Điều đáng lo ngại đặc biệt là việc giảm thuế đối với Trung Quốc sẽ dẫn đến hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường Ấn Độ làm gia tăng thâm hụt thương mại trong năm 2018 đã ở mức 53 tỷ USD. Hiện nay, Ấn Độ và Trung Quốc không có thỏa thuận thương mại tự do song phương.
Mặt khác, Ấn Độ muốn nhận được sự tiếp cận tốt hơn cho các chuyên gia của mình đối với lĩnh vực dịch vụ tại các quốc gia thành viên RCEP. RCEP được hình thành như một hiệp định thương mại truyền thống nhằm cắt giảm thuế đối với hoạt động thương mại hàng hóa trong khi thế mạnh của Ấn Độ là lĩnh vực dịch vụ.
Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ sáu của ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN vào năm 2010 và thương mại song phương có giá trị 80 tỷ USD nhưng các nhà kinh tế đang đánh giá con số này là dưới mức tiềm năng thực sự của hai bên.
Phát hiểu tại Hội nghị chuyên đề Singapore do Viện nghiên cứu Đông Nam Á và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ tổ chức tại New Dehli, Bộ trưởng phụ trách quan hệ thương mại Singapore, ông S Iswaran, khẳng định RCEP có thể đưa cả khu vực tham gia vào một thỏa thuận có tầm nhìn xa và có tham vọng cao và đó sẽ là một mất mát lớn nếu Ấn Độ từ chối. RCEP có thể thống nhất thị trường khu vực và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân.
Phát hiểu tại Hội nghị chuyên đề Singapore do Viện nghiên cứu Đông Nam Á và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ tổ chức tại New Dehli, Bộ trưởng phụ trách quan hệ thương mại Singapore, ông S Iswaran, khẳng định RCEP có thể đưa cả khu vực tham gia vào một thỏa thuận có tầm nhìn xa và có tham vọng cao và đó sẽ là một mất mát lớn nếu Ấn Độ từ chối. RCEP có thể thống nhất thị trường khu vực và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân.
Khi cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ sắp diễn ra, các nhà quan sát đang đánh giá liệu Chính phủ Modi có thể tiến xa hơn nữa hay không, bỏ qua những phàn nàn ngắn hạn từ một số lĩnh vực của nền kinh tế và kết luận rằng việc tham gia hiệp định thương mại này sẽ có lợi cho Ấn Độ trong những năm tới. RCEP là một phương tiện đầy hứa hẹn có thể giúp một Ấn Độ - nước có truyền thống tránh xa các hiệp định thương mại - mở rộng thị trường của mình thông qua việc hội nhập vào một khối thương mại lớn trong khu vực.
Long Giang
Nguồn: Vitic/ bignewsnetwork.com
Long Giang
Nguồn: Vitic/ bignewsnetwork.com
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...