CPTPP mở toang cánh cửa Mexico cho dệt may Việt Nam
Thứ năm, 27-6-2019AsemconnectVietnam - Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico cam kết sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với dệt may Việt Nam.
Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với hàng dệt may.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.
Việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 02 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP.
Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP được quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư như sau:
Cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết.
Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu.
Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP (bao http://asemconnectvietnam.gov.vn/Admin/Contents/edit.aspx?act=add&ZoneID=87gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, với 11 nước thành viên, CPTPP là Hiệp định quan trọng, mang tới nhiều cơ hội cho Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng. Trong CPTPP, có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm Canada, Chile, Mexico và Peru.
Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực gồm Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%).
Trong những năm qua, Việt nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6,5%, đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Bangladesh, Ấn Độ. Sau khi CPTPP có hiệu lực, Mexico sẽ xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16 đối với hàng dệt may.
Ngày 1/3/2019, Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25-30% đối với sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có thỏa thuận FTA với quốc gia này. Đây là cơ hội để ta gia tăng thị phần tại thị trường này và thực tế kể từ sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu nhà cung cấp của Việt Nam đối với các mặt hàng này.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại Mỹ Latinh sau Brazil. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.
Nguồn: theleader.vn
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...