Thứ sáu, 22-11-2024 - 4:28 GMT+7  Việt Nam EngLish 

CPTPP là một tin tốt cho Đông Á và tốt hơn đối với mọi nước khác 

 Thứ ba, 28-5-2019

AsemconnectVietnam - Hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể nổi lên như một tin tức tốt cho Đông Á. Càng lớn, hiệp định này càng tốt cho các thành viên và càng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nước bị bỏ lại bên ngoài.

CPTPP là một khu vực thị trường mới đối với Nhật Bản, Canada, Úc, Mexico, Singapore và New Zealand - và đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 1. Bảy nền kinh tế này, chiếm hơn 92% tổng GDP của 11 nước ký kết, đã phê chuẩn thỏa thuận năm 2018. Malaysia, Chile, Peru và Brunei đã ký nhưng không phê chuẩn thỏa thuận vào năm ngoái. Ba trong số những quốc gia đầu tiên trải qua những thay đổi đột phá của chính phủ vào năm 2018 còn Brunei thì không.
CPTPP là sự thay thế nhỏ hơn, hẹp hơn cho hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó được ký kết bởi 11 nền kinh tế CPTPP hiện tại và Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Vào tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP.
Năm 2008, các nhà vận động hành lang nghành nông nghiệp có ảnh hưởng của Mỹ đã thuyết phục Chính quyền George W. Bush tham gia các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận TPP và sau đó Chính quyền Obama đã biến những cuộc đàm phán này trở thành trụ cột kinh tế trong chiến lược tái cân bằng châu Á.
Ông Vince Peterson, người đứng đầu Hiệp hội lúa mì Mỹ đã cảnh báo về một sự sụp đổ sắp xảy ra của Bỉ -  thị trường xuất khẩu lúa mì lớn nhất đối với người trồng trọt Hoa Kỳ. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với thịt bò Mỹ và Úc, và đã đồng ý cắt giảm thuế quan lớn đối với thịt bò nhập khẩu.
Thay vì tham gia CPTPP, Chính quyền Trump gây áp lực với Nhật Bản về một thỏa thuận thương mại song phương bao gồm điều tương tự - nếu không hào phóng hơn - các cam kết tiếp cận thị trường đối với nông sản xuất khẩu của Mỹ.
Rất có thể nếu không có thỏa thuận nào đạt được trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump, Chính quyền Mỹ tiếp theo có thể tìm cách đảo ngược quyết định của ông và tham gia CPTPP.
Nếu điều này xảy ra, Mỹ sẽ không đơn độc. Danh sách các chính phủ đang cân nhắc tham gia CPTPP đã đa dạng hơn so với những nước đã phê chuẩn thỏa thuận, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc (có GDP lớn hơn mười một bên ký kết CPTPP), Thái Lan, Indonesia, Philippines, Colombia và Anh thời hậu Brexit.
Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Thái Lan đã nhất quán trong mối quan tâm về CPTPP và hai nước sau dường như là những nước tham gia vòng hai có khả năng nhất. Đối với Thái Lan, hiệp định này đe dọa chuyển hướng đầu tư và thương mại từ Thái Lan sang Việt Nam và có thể cả Malaysia. Đối với Hàn Quốc và Đài Loan, mối đe dọa là các chuỗi sản xuất cạnh tranh hơn của Nhật Bản có khả năng tiếp cận thị trường và địa điểm sản xuất tốt hơn ở các nền kinh tế ký kết CPTPP khác.
Tác động đáng kể nhất của CPTPP có thể là thúc đẩy một sự thay đổi lớn hơn ở Đông Á.
Năm trong số bảy chính phủ đã phê chuẩn CPTPP cũng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại khu vực ít thành công do Asean dẫn đầu, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các cuộc đàm phán này đã kéo dài từ năm 2013 bao gồm 10 quốc gia thành viên Asean và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Mặc dù có nhiều cam kết lãnh đạo về việc nhanh chóng kết thúc đàm phán nhưng chưa đến một nửa trong số 18 chương của một thỏa thuận tiềm năng này đã được đồng ý.
Những người ủng hộ RCEP hy vọng kết thúc đàm phán CPTPP sẽ đưa các cuộc đàm phán RCEP lên vị trí ưu tiên.
Một số nước thành viên RCEP nhưng không phải là thành viên CPTPP đã đặc biệt chỉ trích Úc và New Zealand vì đã cố gắng biến RCEP giống như CPTPP. Nhưng nếu Úc và New Zealand bị chỉ trích là quá tham vọng, vai trò của Ấn Độ trong RCEP đã bị chỉ trích vì quá bảo hộ, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán đã bị mắc kẹt và không thấy nhiều ánh sáng ở cuối đường hầm. Một số thành viên RCEP đã bắt đầu xem xét một thoả thuận song song do Asean lãnh đạo, không bao gồm Úc, New Zealand và Ấn Độ.
Một thỏa thuận giữa 13 chính phủ Đông Á này sẽ dễ đi đến ký kết hơn, có thể được tiến hành theo quy trình Asean + 3 (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), và sẽ phù hợp với Trung Quốc và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad – người luôn kêu gọi “châu Á dành cho người châu Á”. GDP tổng hợp của 13 nền kinh tế này nhiều hơn gấp đôi so với 11 bên ký kết CPTPP.

Long Giang
Nguồn: scmp.com
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715927025