CPTPP, hiệp định mới với EU khiến thịt lợn Mỹ gặp bất lợi tại Nhật Bản
Thứ năm, 23-5-2019AsemconnectVietnam - Tác động ngay lập tức nhất của hai thỏa thuận này là việc giảm thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với thịt lợn xay nhuyễn và các sản phẩm thịt lợn chế biến. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã khởi động hai ngày đàm phán thương mại, một sự kiện mà Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ Dan Halstrom cho rằng rất quan trọng đối với ngành thịt lợn và thịt bò của Mỹ trong việc cạnh tranh ở nước này.
“Cho đến nay, đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi về thịt bò và thịt lợn là Nhật Bản, thị trường từ lâu đã là số 1”, ông Dan Halstrom cho biết, “doanh thu kết hợp của hai mặt hàng này là hơn 3,5 tỷ đô la hàng năm. Thực tế là mặc dù chúng tôi đang lập kỷ lục về thịt bò vào Nhật Bản nhưng gặp bất lợi nghiêm trọng vì chúng tôi không phải là một phần của CPTPP”.
Thịt bò Mỹ đã gặp bất lợi về thuế suất đáng kể ở Nhật Bản so với các đối thủ lớn nhất, trong đó có Úc, là do hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực. Các nhà cung cấp thịt bò lớn khác tham gia CPTPP là Canada, New Zealand và Mexico. Nhật Bản áp thuế nhập khẩu 38,5% đối với thịt bò Mỹ, trong khi đối với các nước CPTPP là 26,6%. Thuế suất trong CPTPP sẽ giảm xuống 9% trong vòng 14 năm tới.
Về phía thịt lợn, ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ bị thiệt thòi không chỉ bởi CPTPP (có các nhà cung cấp thịt lợn lớn là Canada, Mexico và Chile) mà còn bởi một thỏa thuận hợp tác kinh tế mới giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
Về phía thịt lợn, ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ bị thiệt thòi không chỉ bởi CPTPP (có các nhà cung cấp thịt lợn lớn là Canada, Mexico và Chile) mà còn bởi một thỏa thuận hợp tác kinh tế mới giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
“Chúng tôi có hai loại đặc biệt đã thấy tác động mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay. Một là thịt lợn xay với sản lượng 100.000 tấn, chủ yếu làm nguyên liệu cho các buổi dã ngoại, hiện nay chúng tôi đang chứng kiến sản lượng xuất khẩu giảm”, ông Halstrom khẳng định, “một mặt hàng khác là thịt lợn chế biến. Chúng tôi có một số thị trường rất năng động ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản nhưng hiện nay đang ở thế bất lợi”.
Thịt lợn xay từ Mỹ phải đối mặt với mức thuế 20% tại Nhật Bản so với 13,3% đối với các nhà cung cấp EU và CPTPP và tỷ lệ này sẽ giảm xuống 0% vào năm 2023. Mức thuế suất CPTPP và EU đối với xúc xích vào Nhật Bản cũng sẽ giảm xuống 0% vào năm 2023 và đối với giăm bông và thịt xông khói, tỷ lệ sẽ chỉ còn 0% vào năm 2028.
Thịt lợn xay từ Mỹ phải đối mặt với mức thuế 20% tại Nhật Bản so với 13,3% đối với các nhà cung cấp EU và CPTPP và tỷ lệ này sẽ giảm xuống 0% vào năm 2023. Mức thuế suất CPTPP và EU đối với xúc xích vào Nhật Bản cũng sẽ giảm xuống 0% vào năm 2023 và đối với giăm bông và thịt xông khói, tỷ lệ sẽ chỉ còn 0% vào năm 2028.
Đối với thịt lợn cắt sơ chế tươi và đông lạnh, ông Halstrom khẳng định một hệ thống phức tạp Mỹ cũng đang dần trở nên kém cạnh tranh hơn.
“Một điều tích cực là chúng tôi bắt đầu đàm phán. Đây thực sự là một tin rất tốt cho các đối tác thương mại của chúng tôi ở Nhật Bản, khách hàng của chúng tôi, rằng chúng tôi nghiêm túc về việc tham gia một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh quốc tế , giống như Úc”, ông Halstrom nói.
Long Giang
Nguồn: nationaloosefarmer.com
“Một điều tích cực là chúng tôi bắt đầu đàm phán. Đây thực sự là một tin rất tốt cho các đối tác thương mại của chúng tôi ở Nhật Bản, khách hàng của chúng tôi, rằng chúng tôi nghiêm túc về việc tham gia một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh quốc tế , giống như Úc”, ông Halstrom nói.
Long Giang
Nguồn: nationaloosefarmer.com
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...