Trung Quốc tham gia CPTPP: Lý do và trở ngại
Thứ hai, 20-5-2019AsemconnectVietnam - Các nhà phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì họ có thể tạo ra hàng trăm tỷ đôla thu nhập tăng thêm và thúc đẩy cải cách trong nước, nhưng để thực hiện được điều đó thì sẽ có nhiều khó khăn. CPTPP hiện gồm 11 nước thành viên, đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 sau khi Mỹ rút khỏi TPP ban đầu vào tháng 1/2017.
Khi không có Mỹ, liệu Trung Quốc nên tham gia hiệp định ngay không? Các chuyên gia cho rằng, lợi ích cho cả Trung Quốc và các quốc gia khác có thể là đáng kể - nhưng đạt được các yêu cầu nghiêm ngặt của thỏa thuận sẽ rất khó khăn. Các thành viên của CPTPP hiện chiếm hơn 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Sự ra đi của Mỹ đã giúp làm cho CPTPP trở thành một thỏa thuận ít toàn diện hơn một chút với 22 điều khoản đã bị hủy bỏ, chủ yếu là các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) nhưng cũng ít quan trọng hơn. Theo cách riêng của mình, Mỹ vẫn chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu.
Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, nếu CPTPP muốn thực sự có ảnh hưởng, thì hiệp định này cần một hoặc hai thành viên mới quan trọng. Hàn Quốc, Indonesia và Vương quốc Anh đều bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP. Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa có động thái nào và có thể vì hai lý do lớn. Trước hết về vấn đề thu nhập. Nếu Trung Quốc trở thành thành viên thứ 12 của CPTPP, có thể dẫn đến thu nhập tăng thêm 298 tỷ USD vào năm 2030, theo báo cáo gần đây của Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE), một cơ quan tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ. Thu nhập toàn cầu từ hiệp định sẽ tăng gấp 4 lần vào ngày mà nếu Trung Quốc tham gia và tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các thành viên CPTPP khác cũng sẽ tăng hơn 50%. Và nếu Trung Quốc không tham gia, CPTPP có thể chuyển hướng thương mại và đầu tư ra khỏi nước này. Nhưng Trung Quốc cũng không thể đơn giản bước vào CPTPP, bởi đó không phải là một thỏa thuận dễ dàng để tham gia khi các nước không sẵn sàng hạ thấp bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Các yêu cầu của CPTPP về một loạt các vấn đề, bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE), quyền của người lao động, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc đầu tư và tiếp cận thị trường, đều có thể đặt ra những thách thức lớn cho Trung Quốc. Ví dụ, hiệp định yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên không cung cấp hỗ trợ không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước của họ, trừ khi họ cung cấp dịch vụ công cộng. Sự hỗ trợ của Trung Quốc cho khu vực nhà nước đã là một điểm gây tranh cãi quan trọng với các đối tác thương mại. Các vấn đề như thế này, cũng như các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ yếu của quốc gia và cáo buộc trộm cắp trên mạng, là tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhà đàm phán Michaell Froman của Mỹ khi tham gia TPP ban đầu dưới thời chính quyền Obama, đã tin rằng vẫn còn chặng đường dài trước khi Trung Quốc có thể tuân theo các tiêu chuẩn cao của CPTPP.
Thứ hai là vấn đề buộc phải cải cách. Với các nhà phân tích Trung Quốc, chinh phục được những khó khăn nêu trên sẽ là lý do lớn nhất để tham gia CPTPP. Giống như khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2001, nước này có thể sử dụng áp lực do đàm phán tạo ra để thúc đẩy thông qua cải cách trong nước. Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới thuộc Viện Quốc tế đương đại Trung Quốc, cho rằng “quá trình này giống như một viên thuốc đắng” và “thuốc đắng dã tật”. Hướng đi của CPTPP cũng giống như hướng cải cách Trung Quốc - đây là lý do quan trọng nhất tại sao Trung Quốc nên tham gia CPTPP. Một số yêu cầu chính của CPTTP khá phù hợp với các kế hoạch cải tổ của chính Trung Quốc. Ví dụ, nguyên tắc trung lập cạnh tranh - nghĩa là đảm bảo một sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài - đã được đề cập trong tài liệu chính sách quan trọng nhất hàng năm của Trung Quốc vào tháng 3.
Trung Quốc có thể có một số khó khăn để thuyết phục các thành viên khác ủng hộ nước này gia nhập CPTPP. Thị trường khổng lồ của Trung Quốc cũng sẽ mang lại sức mạnh thương lượng đáng kể trong các cuộc đàm phán. Nhật Bản có thể có được mức tăng lợi ích đáng kể trong trường hợp này. Nếu Trung Quốc là thành viên của hiệp định, CPTPP sẽ tăng giá trị xuất khẩu của Nhật Bản lên tới 283 tỷ USD vào năm 2030, so với chỉ 97 tỷ USD mà không có Trung Quốc. Nhưng việc gia nhập CPTPP của Trung Quốc ở một mức độ lớn sẽ phụ thuộc vào cải cách thị trường và mở cửa. Cải cách có thể không phải tất cả xảy ra ngay lập tức - Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp như giai đoạn chuyển tiếp, mục tiêu theo giai đoạn và chương trình thí điểm trong các khu vực thương mại tự do.
Trong khi đó, một số thành viên CPTPP vẫn hy vọng rằng Mỹ có thể trở lại bàn đàm phán một ngày nào đó. Nhưng nếu Trung Quốc tham gia, điều này sẽ khó xảy ra hơn nhiều. Ý tưởng về việc Trung Quốc tham gia CPTPP rất hấp dẫn. Nhưng câu hỏi sau đó sẽ là, liệu Mỹ có tham gia CPTPP không? Vào tháng 4/2018, Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Mỹ có thể tham gia lại CPTPP nếu hiệp định được sửa đổi để “tốt hơn đáng kể”. Kể từ đó, không có động thái đáng kể nào được thực hiện, thay vào đó, chính quyền Trump tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương. Thực tế là các quốc gia CPTPP đang cân nhắc việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ tham gia cho thấy ý tưởng về hiệp định thương mại đã thay đổi bao xa kể từ khi hình thành. Dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc tham gia hiệp định này sẽ là “cực kỳ mỉa mai” vì ban đầu TPP được chính quyền Trump thúc đẩy như một phần của xoay trục chiến lược sang châu Á - một thay đổi nhằm phần nào chống lại sự ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Nguồn: Báo Công Thương
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...