Malaysia lạnh nhạt với hiệp định tiến bộ và toàn diện đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP ?
Thứ năm, 25-4-2019AsemconnectVietnam - Malaysia vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có phê chuẩn hiệp định tiến bộ và toàn diện đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không. Hiện tại, CPTPP gồm 11 thành viên và đã có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2018 đối với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore và gần đây là Việt Nam kể từ tháng 1 năm 2019. Trong số 11 quốc gia thành viên, vẫn còn bốn quốc gia chưa phê chuẩn thỏa thuận là Malaysia, Brunei, Chile và Peru. Theo quy định, CPTPP sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày quốc gia thành viên hoàn tất quy trình trong nước và chuyển văn bản phê chuẩn tới New Zealand, quốc gia chịu trách nhiệm lưu ký.
Tháng 1 năm 2019, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Datuk Darell Leiking nhấn mạnh không có thời hạn nào để phê chuẩn CPTPP. Thỏa thuận này sẽ chỉ được phê chuẩn sau khi chính phủ chắc chắn rằng sẽ có lợi cho quốc gia.
Tháng 3 năm 2019, Thứ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, Tiến sĩ Ong Kian Ming tuyên bố rằng Malaysia cần thêm thời gian để quyết định liệu có phê chuẩn CPTPP hay không vì vẫn đang trong quá trình đánh giá chi phí và lợi ích của thỏa thuận và Malaysia sẽ cần phải tính đến việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn nhận vị thế của đất nước trong ASEAN như thế nào trong dài hạn nếu Malaysia không phê chuẩn.
Tháng 4 năm 2019, tại Đại hội thường niên của Phòng Thương mại Malaysia, Thủ tướng Mahathir cho biết nhiều quan chức từ các Bộ chủ chốt hoàn toàn không hài lòng về hiệp định này. Tuy nhiên, ông tin rằng Malaysia sẽ có thể phê chuẩn CPTPP đúng thời hạn.
Trong khi Malaysia có dấu hiệu lạnh nhạt với CPTPP, Chính phủ nước này đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) được phát triển trên cơ sở song phương và các hiệp định đa phương khác. Các sáng kiến FTA hiện tại bao gồm:
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) đang chuẩn bị các đoàn thương mại đến cả Chile và Brazil nhắm mục tiêu đàm phán FTA trong năm 2019.
Malaysia đã thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển FTA với Mexico trước khi ba nước hiệp định thương mại tự do Mỹ, Canada và Mexico được ký kết.
Malaysia đang tăng cường mối quan hệ với các nước Nam Mỹ sau khi được mời đảm nhận vị trí quan sát viên tổ chức MERCOSUR cùng với New Zealand và Mexico. MERCOSUR là một khối thương mại bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và bảy thành viên Mỹ la tinh khác.
Cuối cùng, Malaysia vẫn hy vọng vào sự phát triển của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nước này không loại trừ khả năng RCEP có thể cung cấp cho Malaysia các lợi ích và khi đó có thể coi CPTPP là không cần thiết.
Malaysia khó có thể phê chuẩn CPTPP trong ba quý đầu năm 2019. Trong số những trở ngại lớn tại thời điểm này là cần phải sửa đổi đáng kể một số luật theo sau quá trình phê chuẩn hiệp định, bao gồm:
Đầu tư: Sửa đổi luật đầu tư hiện hành có thể có khả năng dẫn đến việc Chính phủ Malaysia sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các chính sách mới có thể tốt cho người dân nhưng tiêu cực cho các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp nhà nước: Một chương gây tranh cãi khác trong thỏa thuận liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước (SOE) là chủ đề mới trong các FTA. Được biết đến nhiều ở Malaysia với tư cách là Công ty liên kết với Chính phủ (GLCs), các tổ chức này đã là công cụ giúp củng cố nền kinh tế Malaysia. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp Nhà nước đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tạo việc làm cho người dân địa phương cũng như tạo cơ hội cho họ tăng cường kinh doanh. Với vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia, khá thành công về phát triển kinh tế, thì đây không phải là điều gì đó Malaysia có thể dễ dàng nhượng bộ.
Danh tiếng: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm đến cách Malaysia định vị chính mình trong CPTPP. Khi ba cường quốc thương mại hàng đầu khu vực - Singapore, Việt Nam và Thái Lan - đã phê chuẩn thỏa thuận hoặc bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ để tham gia CPTPP, Malaysia có thể có nguy cơ bị bỏ rơi. Điều này có khả năng thay đổi vị trí Malaysia ở ASEAN trong dài hạn.
Chi phí cơ hội: Khi nhiều quốc gia phê chuẩn hiệp ước, những nước này sẽ được hưởng lợi từ đầu tư và thương mại hơn nữa từ thỏa thuận để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy các thông lệ tốt nhất: CPTPP không chỉ là về thỏa thuận thương mại mà còn về quy định kinh tế và quản trị tốt. Malaysia đã được hội nhập vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, một phần của các hiệp định thương mại quốc tế cũng như là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Do đó, những thỏa thuận như CPTPP là một bước tiến tự nhiên của Malaysia trong việc đạt đến giai đoạn phát triển tiếp theo.
Long Giang
Nguồn: ps-engage.com
IDEAS hoan nghênh Báo cáo phân tích lợi ích, chi phí của CPTPP, kêu gọi phê chuẩn hiệp định vào cuối năm 2022
Costa Rica xin gia nhập CPTPP, thúc đẩy thương mại với châu Á
Anh bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP và “thế trận” tiếp cận ASEAN
EVFTA - Trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh
Anh hướng tới hoàn tất đàm phán gia nhập CPTPP vào cuối năm 2022
Sự tham gia của Anh sẽ tăng cường chiều sâu và bề rộng của CPTPP
Peru phê chuẩn CPTPP - cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP
Anh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp Canada ưu tiên quan hệ với Việt Nam, tận dụng CPTPP
Anh hoan nghênh các nước CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của nước này
CPTPP: Các thành viên nhất trí đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh
Phiên họp Hội đồng CPTPP xem xét đơn xin gia nhập của Anh
Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Mỹ nhờ CPTPP
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...