Thúc đẩy kinh tế số các nước ASEM dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ sáu, 18-1-2019AsemconnectVietnam - Ngày 18/1/2018, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia đông đảo của các đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán các nước ASEM, cộng đồng doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương cho biết Hội thảo lần này được tổ chức nhằm thúc đẩy nhận thức và sự hiểu biết về nền kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đánh giá thực trạng, vai trò và tác động, thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nền kinh tế số ASEM; xem xét cách chuyển hóa tiềm năng thành hiện thực; cải cách các thể chế, chính sách và quy định có thể được tiếp cận và chuyển đổi để theo kịp sự chuyển đổi của kỹ thuật số phục vụ cho sự kết nối và tăng trưởng bền vững đồng thời mong muốn các diễn giả chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế của nền kinh tế số ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như: thương mại điện tử, công nghệ, tài chính, đổi mới.
Theo ông Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ cao - Bộ Khoa học và Công nghệ - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội cho các nước đi sau như Việt Nam do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn, tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát sau. Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, những phát triển về công nghệ số có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch và tiềm lực của quốc gia. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam như thách thức lớn trong việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư khi quá trình phổ cập máy móc tự động hóa, nguy cơ tụt hậu trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.
Tham luận tại Hội thảo, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ USD trong hoạt động kinh tế những năm gần đây và đang tiếp tục tăng tốc. Khả năng truyền dữ liệu xuyên biên giới tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh mới, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong một thập kỷ qua. Cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang ngày càng giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới mạng.
Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng 4.0 góp phần đáng kể vào việc dịch chuyển nền kinh tế số trên toàn cầu. Hiện có 1/2 dân số thế giới đã kết nối trực tuyến, 1/3 trên mạng xã hội, 53% qua điện thoại di dộng và bao phủ ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, địa lý và trình độ. Ước tính doanh thu thị trường CNTT và truyền thông kỹ thuật số ở riêng châu Âu dự kiến đạt khoảng 1.085 tỷ EUR trong năm 2019. Nền kinh tế số rõ ràng hiện nay ngày càng bao phủ trong tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, song song với đó là những thách thức trong việc hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số, đó là: khoảng cách và sự khác biệt về quy định pháp lý và cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng thích ứng chuyển đổi công nghệ kém, kỹ năng phát triển kèm theo còn chưa tương ứng, rào cản kinh tế xã hội, các vấn đề liên quan đến niềm tin, bảo mật và minh bạch, hiểu biết hạn chế về sự khác biệt trong việc tiếp cận và thích ứng với sự phát triển của công nghệ, của người dân ở các quốc gia khác nhau.
Tại hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp thương mại điện tử như Lazada và jd.com cũng đã trình diễn và giới thiệu về các nền tảng thương mại điện tử với những ưu điểm nổi trội, xóa nhòa khoảng cách nhờ công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0.
Hội thảo này cũng là dịp để đại diện các nước thành viên ASEM chia sẻ những bài học thành công, cũng như các rào cản đang gặp phải trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh tế số, qua đó các thành viên cùng thảo luận và khởi xướng các ý tưởng quan trọng để thúc đẩy lợi ích do nền kinh tế số mang lại.
Nguồn: Phòng Thông tin Kinh tế Quốc tế - VITIC
Nguồn: Phòng Thông tin Kinh tế Quốc tế - VITIC
Việt Nam - Thành viên tích cực nhất của ASEM
Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 13 ưu tiên cam kết tăng cường chủ nghĩa đa phương trong phục hồi kinh tế
ASEM: Động lực quan trọng của tăng trưởng, liên kết kinh tế toàn cầu
EU, Hàn Quốc nêu bật vai trò của ASEM trong việc tăng hợp tác Á-Âu
Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu trong một thế giới đang thay đổi
25 năm ASEM: Việt Nam - Thành viên tích cực nhất, thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác mới
Đối thoại cấp cao ASEM về thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ
Campuchia chính thức thông báo hoãn Hội nghị ASEM 13
Campuchia sẽ tổ chức Hội nghị ASEM 13 theo đúng kế hoạch
Hải quan ASEM tìm kiếm một phương thức quản lý mới trước CMCN 4.0
Hải quan ASEM-13: Nâng tầm hải quan Việt Nam
Khai mạc Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm Á-Âu
Nhìn lại thế giới 2018: Xu hướng tất yếu của liên kết Á- Âu
Việt Nam đề xuất gì khi đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng ASEM 13?
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...