Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam-EAEU
Thứ hai, 25-12-2017AsemconnectVietnam - Theo Bộ Công Thương, Ủy ban Liên minh kinh tế Á-Âu (Vụ Bảo vệ thị trường trong nước) có công hàm số 14-674 ra ngày 14/12/2017 thông báo về việc số lượng mặt hàng đồ lót (mã HS 6107, 6108, 6207, 6208, 6112) và quần áo trẻ em (mã HS 6111 20, 6111 30, 6111 90, 6209), được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10/2017 vào lãnh thổ Liên minh, đạt 173.330 kg và 112.732 kg và đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.
Theo cam kết trong Hiệp định EAEU FTA, khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng. Do vậy, Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh được biết.
VN-EAEU FTA - hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các quốc gia thành viên (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai bên khởi động từ tháng 3/2013 có hiệu lực 5/10/2016.
Theo đánh giá, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu là Hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với liên minh kinh tế Á-Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ việc hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.
Nguồn: vietnamplus.vn
VN-EAEU FTA - hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các quốc gia thành viên (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai bên khởi động từ tháng 3/2013 có hiệu lực 5/10/2016.
Theo đánh giá, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu là Hiệp định thương mại tự do mang tính lịch sử, không chỉ vì Việt Nam là đối tác đầu tiên ký kết hiệp định này với liên minh kinh tế Á-Âu mà còn đem đến cơ hội vàng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhờ việc hiệp định có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do với 5 nước
FTA Việt Nam-EAEU thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3
'Chất xúc tác' thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu thúc đẩy hợp tác song phương
VN-EAEU FTA với các dòng thuế đang về 0%: Lợi thế và thách thức
Tận dụng cơ hội từ FTA Việt Nam- EAEU
Liên minh kinh tế Á-Âu đạt chất lượng mới thông qua FTA với Việt Nam
Nhìn lại một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Cơ hội thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga tận dụng lợi thế từ FTA
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...