Bài phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC
Thứ tư, 8-11-2017AsemconnectVietnam - Chiều 8/11, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự và phát biểu khai mạc hội nghị.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Lễ khai mạc hội nghị.
Thưa Quý vị,
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 tại thành phố biển Đà Nẵng - trung tâm phát triển kinh tế miền trung Việt Nam. Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp khu vực với sự tham gia của các nhà lãnh đạo APEC, các tổ chức quốc tế và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực.
Sự tham gia đông đảo và tích cực của các bạn ngày hôm nay thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của Quý vị cùng chung tay xây dựng châu Á-Thái Bình Dương ngày càng thịnh vượng hơn. Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và chương trình nghị sự phong phú, thiết thực, tôi tin tưởng Hội nghị sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác và phát triển.
Thưa Quý vị,
Sau gần ba thập niên phát triển, APEC không chỉ chứng kiến nhiều sự thay đổi mang tính bước ngoặt của thế giới mà còn là một phần của những thay đổi đó. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, APEC đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo. Ngày nay, APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á-Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai. Các thành tựu đó của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Quý vị là đại diện.
Nhờ những đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu kinh tế năng động, là trung tâm đầu tư, khoa học-công nghệ, đóng góp gần 50% tổng đầu tư, thương mại và gần 60% GDP toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp APEC còn đóng vai trò tiên phong trong phát triển các ngành công nghệ, năng lượng mới, các hình thức hợp tác kinh doanh, các lĩnh vực thương mại, đầu tư thế hệ mới, đem lại của cải, vật chất dồi dào hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân.
Thay mặt các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC, tôi nhiệt liệt chúc mừng và trân trọng cảm ơn những đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế APEC trong suốt gần ba thập niên qua.
Thưa Quý vị,
Chúng ta đang sống trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng với những chuyển biến mang tính bước ngoặt. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo, song chúng ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức gay gắt. Gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, sự phục hồi kinh tế đến nay vững chắc hơn, song vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong trung hạn và dài hạn. Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lợi ích của tăng trưởng và phát triển công nghệ chưa lan tỏa đồng đều. Khu vực của chúng ta vẫn còn hàng trăm triệu người sống trong đói nghèo, chịu những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, thiên tai.
Trong bức tranh tổng quan đó, với nguồn lực và tiềm năng to lớn về kinh tế, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên con người, khu vực chúng ta đang đứng trước triển vọng tươi sáng. Đây cũng là khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050. Với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nền kinh tế thành viên, APEC có thể vươn cao hơn và đi xa hơn nữa, đem lại sự phồn vinh lớn hơn cho người dân trong khu vực, khẳng định thế kỷ 21 là “Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương” như dự báo.
Trong nhiều năm qua và đặc biệt qua gần một năm triển khai Năm APEC 2017, Việt Nam đã cùng các nền kinh tế thành viên xây dựng, triển khai nhiều nội dung hợp tác thiết thực cho người dân và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế số và kinh tế mạng, phát triển bao trùm về tài chính, kinh tế và xã hội. Mục tiêu xuyên suốt là nỗ lực cùng nhau đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Để APEC tiếp tục là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, chúng tôi mong muốn cộng đồng doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cùng chính phủ giải quyết những vấn đề cấp bách sau đây:
Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu hiện nay là duy trì đà liên kết và phục hồi kinh tế toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020. Đẩy mạnh hợp tác công-tư trong tăng cường kết nối toàn diện và bao trùm, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, kết nối các chuỗi cung ứng, thương mại và đầu tư thế hệ mới.
Đặc biệt, tại diễn đàn này, tôi kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để các nền kinh tế và người lao động thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế mới. Quan tâm đầu tư vào con người chính là để củng cố đồng thuận xã hội về tự do hóa thương mại, đầu tư về dài hạn. Đây chính là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa và mở rộng đầu tư, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm tính bao trùm của phát triển. Chúng ta cần biến "câu chuyện thần kỳ kinh tế" thành “câu chuyện thần kỳ về phát triển bao trùm” của khu vực, đi đầu thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy trách nhiệm xã hội, tích cực đóng góp xây dựng các cộng đồng tự cường và bao trùm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực-nước-năng lượng, truyền tải tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp, tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu.
Thứ ba, để hướng tới tương lai chung tốt đẹp hơn, Quý vị cũng như hàng triệu doanh nghiệp khác ở khu vực cần tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC sau năm 2020 về xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng. Với đóng góp và kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, chúng ta có thể xây dựng tầm nhìn khu vực toàn diện và bao trùm, bảo đảm lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong tương lai.
Thưa Quý vị,
Trải qua hơn 30 năm đổi mới và gần 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình, một mắt xích quan trọng trong mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do. Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều nền kinh tế thành viên APEC đang và sẽ tiếp tục là những nhà đầu tư lớn nhất và những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó, tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, kinh tế biển, du lịch. Chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bảo vệ môi trường, mở rộng không gian kinh doanh cho các chủ thể, khơi dậy mọi tiềm năng của doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm thực thi và đề cao thượng tôn pháp luật.
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực đóng góp vào các cơ chế đa phương. Việc đăng cai Năm APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm là minh chứng sinh động thể hiện quyết tâm đó. Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hết sức trân trọng sự ủng hộ, hợp tác và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong chặng đường hơn 30 năm đổi mới. Nhiều doanh nhân có mặt hôm nay đã đến với đất nước chúng tôi ngay từ những ngày đầu mở cửa. Các bạn đã luôn chia sẻ, đồng hành cùng chúng tôi vượt qua chặng đường đầy khó khăn, thử thách trong hơn ba thập niên qua để đạt được những thành quả tốt đẹp như hôm nay.
Thưa Quý vị,
Là cộng đồng doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất, cộng đồng doanh nghiệp APEC chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng trong giai đoạn mới đầy biến động này. Chúng tôi mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực, để tương lai của thế giới trong thế kỷ 21 thực sự được khởi nguồn từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trên tinh thần đó, tôi tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp to lớn hơn nữa vào tiến trình hợp tác và liên kết APEC.
Nhân dịp này, tôi mong các bạn hãy dành thời gian đi thăm thành phố Đà Nẵng và các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam, như Tháp Chàm, Mỹ Sơn, Quần thể di tích Huế và đặc biệt là phố cổ Hội An mà ngay từ thế kỷ 17 đã có tên trên hải đồ thế giới và được biết đến là thương cảng sầm uất bậc nhất khu vực.
Chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thưa Quý vị,
Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 tại thành phố biển Đà Nẵng - trung tâm phát triển kinh tế miền trung Việt Nam. Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp khu vực với sự tham gia của các nhà lãnh đạo APEC, các tổ chức quốc tế và hơn 2.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực.
Sự tham gia đông đảo và tích cực của các bạn ngày hôm nay thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của Quý vị cùng chung tay xây dựng châu Á-Thái Bình Dương ngày càng thịnh vượng hơn. Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và chương trình nghị sự phong phú, thiết thực, tôi tin tưởng Hội nghị sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác và phát triển.
Thưa Quý vị,
Sau gần ba thập niên phát triển, APEC không chỉ chứng kiến nhiều sự thay đổi mang tính bước ngoặt của thế giới mà còn là một phần của những thay đổi đó. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, APEC đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo. Ngày nay, APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á-Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai. Các thành tựu đó của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Quý vị là đại diện.
Nhờ những đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu kinh tế năng động, là trung tâm đầu tư, khoa học-công nghệ, đóng góp gần 50% tổng đầu tư, thương mại và gần 60% GDP toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp APEC còn đóng vai trò tiên phong trong phát triển các ngành công nghệ, năng lượng mới, các hình thức hợp tác kinh doanh, các lĩnh vực thương mại, đầu tư thế hệ mới, đem lại của cải, vật chất dồi dào hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân.
Thay mặt các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC, tôi nhiệt liệt chúc mừng và trân trọng cảm ơn những đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế APEC trong suốt gần ba thập niên qua.
Thưa Quý vị,
Chúng ta đang sống trong một thế giới đang đổi thay nhanh chóng với những chuyển biến mang tính bước ngoặt. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo, song chúng ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức gay gắt. Gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, sự phục hồi kinh tế đến nay vững chắc hơn, song vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong trung hạn và dài hạn. Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lợi ích của tăng trưởng và phát triển công nghệ chưa lan tỏa đồng đều. Khu vực của chúng ta vẫn còn hàng trăm triệu người sống trong đói nghèo, chịu những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, thiên tai.
Trong bức tranh tổng quan đó, với nguồn lực và tiềm năng to lớn về kinh tế, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên con người, khu vực chúng ta đang đứng trước triển vọng tươi sáng. Đây cũng là khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050. Với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nền kinh tế thành viên, APEC có thể vươn cao hơn và đi xa hơn nữa, đem lại sự phồn vinh lớn hơn cho người dân trong khu vực, khẳng định thế kỷ 21 là “Thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương” như dự báo.
Trong nhiều năm qua và đặc biệt qua gần một năm triển khai Năm APEC 2017, Việt Nam đã cùng các nền kinh tế thành viên xây dựng, triển khai nhiều nội dung hợp tác thiết thực cho người dân và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế số và kinh tế mạng, phát triển bao trùm về tài chính, kinh tế và xã hội. Mục tiêu xuyên suốt là nỗ lực cùng nhau đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Để APEC tiếp tục là diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, chúng tôi mong muốn cộng đồng doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cùng chính phủ giải quyết những vấn đề cấp bách sau đây:
Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu hiện nay là duy trì đà liên kết và phục hồi kinh tế toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư, hoàn tất các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020. Đẩy mạnh hợp tác công-tư trong tăng cường kết nối toàn diện và bao trùm, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, kết nối các chuỗi cung ứng, thương mại và đầu tư thế hệ mới.
Đặc biệt, tại diễn đàn này, tôi kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nền kinh tế thành viên đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để các nền kinh tế và người lao động thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế mới. Quan tâm đầu tư vào con người chính là để củng cố đồng thuận xã hội về tự do hóa thương mại, đầu tư về dài hạn. Đây chính là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa và mở rộng đầu tư, kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực bảo đảm tính bao trùm của phát triển. Chúng ta cần biến "câu chuyện thần kỳ kinh tế" thành “câu chuyện thần kỳ về phát triển bao trùm” của khu vực, đi đầu thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy trách nhiệm xã hội, tích cực đóng góp xây dựng các cộng đồng tự cường và bao trùm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực-nước-năng lượng, truyền tải tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp, tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu.
Thứ ba, để hướng tới tương lai chung tốt đẹp hơn, Quý vị cũng như hàng triệu doanh nghiệp khác ở khu vực cần tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC sau năm 2020 về xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng. Với đóng góp và kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp, chúng ta có thể xây dựng tầm nhìn khu vực toàn diện và bao trùm, bảo đảm lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế và của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong tương lai.
Thưa Quý vị,
Trải qua hơn 30 năm đổi mới và gần 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình, một mắt xích quan trọng trong mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do. Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều nền kinh tế thành viên APEC đang và sẽ tiếp tục là những nhà đầu tư lớn nhất và những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó, tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, kinh tế biển, du lịch. Chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bảo vệ môi trường, mở rộng không gian kinh doanh cho các chủ thể, khơi dậy mọi tiềm năng của doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm thực thi và đề cao thượng tôn pháp luật.
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực đóng góp vào các cơ chế đa phương. Việc đăng cai Năm APEC lần thứ hai sau đúng 11 năm là minh chứng sinh động thể hiện quyết tâm đó. Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hết sức trân trọng sự ủng hộ, hợp tác và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong chặng đường hơn 30 năm đổi mới. Nhiều doanh nhân có mặt hôm nay đã đến với đất nước chúng tôi ngay từ những ngày đầu mở cửa. Các bạn đã luôn chia sẻ, đồng hành cùng chúng tôi vượt qua chặng đường đầy khó khăn, thử thách trong hơn ba thập niên qua để đạt được những thành quả tốt đẹp như hôm nay.
Thưa Quý vị,
Là cộng đồng doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất, cộng đồng doanh nghiệp APEC chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng trong giai đoạn mới đầy biến động này. Chúng tôi mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực, để tương lai của thế giới trong thế kỷ 21 thực sự được khởi nguồn từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trên tinh thần đó, tôi tin tưởng Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp to lớn hơn nữa vào tiến trình hợp tác và liên kết APEC.
Nhân dịp này, tôi mong các bạn hãy dành thời gian đi thăm thành phố Đà Nẵng và các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam, như Tháp Chàm, Mỹ Sơn, Quần thể di tích Huế và đặc biệt là phố cổ Hội An mà ngay từ thế kỷ 17 đã có tên trên hải đồ thế giới và được biết đến là thương cảng sầm uất bậc nhất khu vực.
Chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...