Chốt lại toàn bộ các công tác chuẩn bị về mặt nội dung của APEC 2017
Thứ tư, 8-11-2017AsemconnectVietnam - Chiều 7/11, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM) APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo thông báo kết quả Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp (CSOM) APEC.
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc chốt lại toàn bộ các công tác chuẩn bị cuối cùng về mặt nội dung để trình lên Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 29 và Hội nghị các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC lần thứ 25 sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Trong hai ngày họp vừa qua, Hội nghị đã tổng kết toàn bộ hoạt động của hơn 50 ủy ban, các nhóm công tác của APEC trong năm 2017 nhằm triển khai chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên hợp tác mà Việt Nam đề xuất bao gồm tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp đã đạt được các kết quả chính, trong đó có thông qua báo cáo tổng kết của bốn ủy ban APEC về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế kỹ thuật và ngân sách.
Các báo cáo cho thấy sự phát triển tích cực của các thành viên trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động chung của APEC, nổi bật trên các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, hợp tác giáo dục; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững; tăng cường tiềm năng kinh tế cho phụ nữ; hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vươn ra thị trường toàn cầu; vấn đề khởi nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ; bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững; cải cách cơ cấu kinh tế...
Hội nghị thảo luận về những nỗ lực để duy trì thương mại mở, tự do và thuận lợi hóa đầu tư. Việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương đã được nhiều đại biểu đề cập. Các quan chức cao cấp đã thông qua lộ trình về kinh tế mạng và kinh tế số để báo cáo lên các bộ trưởng của APEC. Các nền kinh tế thành viên đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; tiếp tục nâng cao năng lực cho các thành viên trong kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần giữ đà hội nhập kinh tế khu vực. Nhiều thành viên bày tỏ ủng hộ các nỗ lực hướng tới việc hình thành khu vực thương mại tự do ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về kết quả của các hội nghị bộ trưởng diễn ra từ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) cho đến nay bao gồm Tuần lễ An ninh lương thực tại Cần Thơ vào tháng 8/2017; các hội nghị bộ trưởng về doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính; Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Hội nghị Bộ trưởng về Nông nghiệp...; trong đó nổi bật là việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đại biểu đánh giá cao ý nghĩa của Tuyên bố này đối với phát triển bền vững và bao trùm của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế thành viên APEC nói chung.
Cùng với đó, Hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động chung của Ủy ban kinh tế với tiến trình các quan chức cao cấp tài chính, nhất trí duy trì hoạt động lâu dài của cơ quan hỗ trợ chính sách của APEC. Đây là kết quả quan trọng phản ánh nỗ lực dài hạn của các thành viên nhằm tăng cường phối hợp giữa các tiến trình hợp tác của APEC; hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC trong thời gian tới.
Các quan chức cao cấp đã thông qua kế hoạch hành động chung giữa Ủy ban kinh tế và kênh tài chính. Hội nghị đã nhất trí trình lên Hội nghị bộ trưởng và Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC xem xét một số văn kiện mang tính chiến lược, định hướng cho hợp tác dài hạn của APEC trong thập niên tới. Nội dung của các văn kiện đều gắn với chủ đề và các ưu tiên của APEC 2017, đồng thời tiếp nối kết quả của những năm trước. Trong khuôn khổ Hội nghị, theo thông lệ, các thành viên bắt đầu bắt tay xây dựng các tuyên bố của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và tuyên bố của các bộ trưởng.
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng, với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các nền kinh tế thành viên và nỗ lực của chủ nhà Việt Nam các hội nghị sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần đưa tiến trình hợp tác APEC lên một tầm cao mới.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến những sáng kiến của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực nhằm thu hẹp khoảng cách, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến về vấn đề này như khuôn khổ APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đưa ra định hướng hợp tác trong APEC về định hướng chính sách cấp cao về tăng cường hợp tác khu vực trong phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, hướng tới tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, dễ dự báo và nhất quán cho các giao dịch thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu. Sáng kiến xác định các thách thức chung về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh thay đổi công nghệ, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác APEC trong thời gian tới, trong đó có các hoạt động nghiên cứu chung, phối hợp chính sách về tương lai thị trường lao động trong kỷ nguyên số, giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề cho người dân trong khu vực APEC.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đến từ Papua New Guinea về những thách thức của một số nền kinh tế kém phát triển hơn trong các thành viên APEC, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác trong APEC rất đa dạng, gồm các nền kinh tế phát triển hàng đầu và những nền kinh tế đang phát triển. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận của Việt Nam là tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế để phát triển. Nhân dịp này, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn đã trả lời làm rõ một số nội dung báo chí quan tâm./.
Trong hai ngày họp vừa qua, Hội nghị đã tổng kết toàn bộ hoạt động của hơn 50 ủy ban, các nhóm công tác của APEC trong năm 2017 nhằm triển khai chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” và bốn ưu tiên hợp tác mà Việt Nam đề xuất bao gồm tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp đã đạt được các kết quả chính, trong đó có thông qua báo cáo tổng kết của bốn ủy ban APEC về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế kỹ thuật và ngân sách.
Các báo cáo cho thấy sự phát triển tích cực của các thành viên trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động chung của APEC, nổi bật trên các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, hợp tác giáo dục; thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững; tăng cường tiềm năng kinh tế cho phụ nữ; hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vươn ra thị trường toàn cầu; vấn đề khởi nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số; nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ; bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững; cải cách cơ cấu kinh tế...
Hội nghị thảo luận về những nỗ lực để duy trì thương mại mở, tự do và thuận lợi hóa đầu tư. Việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương đã được nhiều đại biểu đề cập. Các quan chức cao cấp đã thông qua lộ trình về kinh tế mạng và kinh tế số để báo cáo lên các bộ trưởng của APEC. Các nền kinh tế thành viên đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; tiếp tục nâng cao năng lực cho các thành viên trong kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần giữ đà hội nhập kinh tế khu vực. Nhiều thành viên bày tỏ ủng hộ các nỗ lực hướng tới việc hình thành khu vực thương mại tự do ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về kết quả của các hội nghị bộ trưởng diễn ra từ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) cho đến nay bao gồm Tuần lễ An ninh lương thực tại Cần Thơ vào tháng 8/2017; các hội nghị bộ trưởng về doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính; Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Hội nghị Bộ trưởng về Nông nghiệp...; trong đó nổi bật là việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đại biểu đánh giá cao ý nghĩa của Tuyên bố này đối với phát triển bền vững và bao trùm của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế thành viên APEC nói chung.
Cùng với đó, Hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động chung của Ủy ban kinh tế với tiến trình các quan chức cao cấp tài chính, nhất trí duy trì hoạt động lâu dài của cơ quan hỗ trợ chính sách của APEC. Đây là kết quả quan trọng phản ánh nỗ lực dài hạn của các thành viên nhằm tăng cường phối hợp giữa các tiến trình hợp tác của APEC; hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC trong thời gian tới.
Các quan chức cao cấp đã thông qua kế hoạch hành động chung giữa Ủy ban kinh tế và kênh tài chính. Hội nghị đã nhất trí trình lên Hội nghị bộ trưởng và Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC xem xét một số văn kiện mang tính chiến lược, định hướng cho hợp tác dài hạn của APEC trong thập niên tới. Nội dung của các văn kiện đều gắn với chủ đề và các ưu tiên của APEC 2017, đồng thời tiếp nối kết quả của những năm trước. Trong khuôn khổ Hội nghị, theo thông lệ, các thành viên bắt đầu bắt tay xây dựng các tuyên bố của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và tuyên bố của các bộ trưởng.
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng, với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các nền kinh tế thành viên và nỗ lực của chủ nhà Việt Nam các hội nghị sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần đưa tiến trình hợp tác APEC lên một tầm cao mới.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến những sáng kiến của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực nhằm thu hẹp khoảng cách, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến về vấn đề này như khuôn khổ APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đưa ra định hướng hợp tác trong APEC về định hướng chính sách cấp cao về tăng cường hợp tác khu vực trong phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, hướng tới tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, dễ dự báo và nhất quán cho các giao dịch thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu. Sáng kiến xác định các thách thức chung về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh thay đổi công nghệ, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác APEC trong thời gian tới, trong đó có các hoạt động nghiên cứu chung, phối hợp chính sách về tương lai thị trường lao động trong kỷ nguyên số, giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề cho người dân trong khu vực APEC.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đến từ Papua New Guinea về những thách thức của một số nền kinh tế kém phát triển hơn trong các thành viên APEC, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác trong APEC rất đa dạng, gồm các nền kinh tế phát triển hàng đầu và những nền kinh tế đang phát triển. Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận của Việt Nam là tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế để phát triển. Nhân dịp này, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn đã trả lời làm rõ một số nội dung báo chí quan tâm./.
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...