Thủ tướng dự khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017
Thứ ba, 7-11-2017AsemconnectVietnam - Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 (Vietnam Business Summit 2017) đã khai mạc sáng 7/11 tại Đà Nẵng. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu trước 2.000 doanh nghiệp uy tín hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quốc tế cùng dự sự kiện này.
Với chủ đề Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được kỳ vọng tạo nên những kết nối đỉnh cao giữa nền kinh tế Việt Nam và giới kinh doanh toàn cầu.
Trong phát biểu chào mừng diễn đàn kết nối của giới CEO hàng đầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì ổn định vĩ mô vững chắc, cải cách thể chế, chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Điểm qua những thành tựu chính về kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, năm 2017 dự kiến GDP Việt Nam sẽ tăng 6,7% và phấn đấu trong 2016-2020 tăng 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của Việt Nam tăng lên khoảng 2.300 USD (tính theo PPP là khoảng 6.800 USD).
Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA mới, trong đó có 18 đối tác thuộc các nền kinh tế APEC. Đến nay đã có hơn 24.200 dự án đầu tư trực tiếp FDI đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 310 tỷ USD, tương đương 155% GDP.
Trong đó, riêng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế APEC vào Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 thập niên qua.
Thông tin về những đánh giá, xếp hạng của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế uy tín, Thủ tướng cho biết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI) 2017-2018 của Việt Nam tăng 20 bậc trong 5 năm qua, đứng thứ 55/137 nước, trong đó quy mô thị trường xếp thứ 31/137 nước.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng 2018 về môi trường kinh doanh (DB) của Việt Nam là 68/190 quốc gia , tăng 14 bậc so với năm trước (thuộc ASEAN-5).
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tháng 5/2017, đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 (GII 2017), Việt Nam đã tăng hạng lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc).
Thủ tướng nêu rõ, những kết quả mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay chính là nguồn động lực quan trọng để Việt Nam tự tin, vững bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Với chủ đề Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được kỳ vọng tạo nên những kết nối đỉnh cao giữa nền kinh tế Việt Nam và giới kinh doanh toàn cầu.
Trong phát biểu chào mừng diễn đàn kết nối của giới CEO hàng đầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì ổn định vĩ mô vững chắc, cải cách thể chế, chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Điểm qua những thành tựu chính về kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, năm 2017 dự kiến GDP Việt Nam sẽ tăng 6,7% và phấn đấu trong 2016-2020 tăng 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của Việt Nam tăng lên khoảng 2.300 USD (tính theo PPP là khoảng 6.800 USD).
Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA mới, trong đó có 18 đối tác thuộc các nền kinh tế APEC. Đến nay đã có hơn 24.200 dự án đầu tư trực tiếp FDI đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 310 tỷ USD, tương đương 155% GDP.
Trong đó, riêng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế APEC vào Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 thập niên qua.
Thông tin về những đánh giá, xếp hạng của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế uy tín, Thủ tướng cho biết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI) 2017-2018 của Việt Nam tăng 20 bậc trong 5 năm qua, đứng thứ 55/137 nước, trong đó quy mô thị trường xếp thứ 31/137 nước.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng 2018 về môi trường kinh doanh (DB) của Việt Nam là 68/190 quốc gia , tăng 14 bậc so với năm trước (thuộc ASEAN-5).
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tháng 5/2017, đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 (GII 2017), Việt Nam đã tăng hạng lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc).
Thủ tướng nêu rõ, những kết quả mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay chính là nguồn động lực quan trọng để Việt Nam tự tin, vững bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Nhấn mạnh đến những định hướng lớn của Việt Nam trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội không ngừng, kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá.
Cùng với đó là phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp.
Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuệ cũng như trong khuôn khổ các FTAs mà Việt Nam tham gia.
Việt Nam cũng sẽ thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao của OECD, Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng tin tưởng, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác hướng tới chủ đề APEC 2017: “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” của châu Á-Thái Bình Dương vì hoàn bình, ổn định, gắn kết, phát triển năng động và thịnh vượng.
Diễn ra trong 1 ngày, Hội nghị sẽ có 6 phiên thảo luận về các chuyên đề: Nông nghiệp thông minh; Dịch vụ tài chính; Y tế & Giáo dục; Kết cấu hạ tầng; Du lịch và Đặc khu kinh tế; Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Sự kiện này cũng sẽ giới thiệu về địa phương, các dự án kêu gọi đầu tư, tiềm năng kinh tế đa dạng trên các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ… của các tỉnh thành/địa phương.
Đây cũng là nơi trưng bày các thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam; quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam./.
Cùng với đó là phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp.
Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuệ cũng như trong khuôn khổ các FTAs mà Việt Nam tham gia.
Việt Nam cũng sẽ thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao của OECD, Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng tin tưởng, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác hướng tới chủ đề APEC 2017: “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” của châu Á-Thái Bình Dương vì hoàn bình, ổn định, gắn kết, phát triển năng động và thịnh vượng.
Diễn ra trong 1 ngày, Hội nghị sẽ có 6 phiên thảo luận về các chuyên đề: Nông nghiệp thông minh; Dịch vụ tài chính; Y tế & Giáo dục; Kết cấu hạ tầng; Du lịch và Đặc khu kinh tế; Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Sự kiện này cũng sẽ giới thiệu về địa phương, các dự án kêu gọi đầu tư, tiềm năng kinh tế đa dạng trên các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ… của các tỉnh thành/địa phương.
Đây cũng là nơi trưng bày các thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam; quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam./.
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...