Chủ tịch ABAC 2018: Nhiều thành viên APEC ủng hộ sáng kiến của chủ nhà
Thứ hai, 6-11-2017AsemconnectVietnam - Sáng 5/11, tại Đà Nẵng đã diễn ra phiên họp toàn thể của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) với sự tham dự của các đại diện đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.
-Theo dự kiến, tại Hội nghị Cấp cao APEC (AELM) sắp tới ở Đà Nẵng, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận sáng kiến về phát triển bao trùm do Việt Nam đề xuất. Ông đánh giá như thế nào về sáng kiến này?
Ông David Toua: Tăng trưởng bao trùm rất quan trọng đối với rất nhiều nền kinh tế trong APEC. Rất nhiều trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC đã ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này. Đây cũng là một trong những ưu tiên hợp tác mà Việt Nam đề xuất trong Năm APEC 2017. Do vậy, Papua New Guinea sẽ đưa vấn đề này trở thành một ưu tiên hợp tác trong Năm APEC 2018.
-Theo ông, APEC cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm?
Ông David Toua: Đây là một khái niệm rộng lớn. Chúng ta cần xây dựng những chính sách về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và kỹ thuật số hóa nhằm giúp đưa thêm nhiều người tham gia vào nền kinh tế.
-Ông có bình luận gì về 20 khuyến nghị mà ABAC dự kiến sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC trong cuộc gặp sắp tới?
Ông David Toua: Có vẻ như những khuyến nghị này ủng hộ ý tưởng về tự do hóa thương mại và tăng trưởng bao trùm. Papua New Guinea sẽ ủng hộ phần lớn những khuyến nghị đó trong Năm APEC 2018.
-Ông đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam cho hội nghị lần này của ABAC?
Ông David Toua: Tôi nghĩ rằng công tác chuẩn bị của Việt Nam trong năm nay là tuyệt vời. Các bạn có một vị Chủ tịch rất rõ ràng. Ông ấy có sự tham vấn rộng rãi, và chương trình nghị sự của Việt Nam cũng rất rành mạch.
-Theo tôi được biết, Papua New Guinea sẽ là chủ nhà của Năm APEC 2018. Ông có thể cho biết những ưu tiên hợp tác mà Papua New Guinea dự kiến đề xuất cho sự kiện này?
Ông David Toua: Năm nay, Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC, năm ngoái là Peru và năm trước nữa là Philippines. Các nền kinh tế này đều ưu tiên cho tăng trưởng bền vững và chú trọng đến những tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Do đó, đây chắc chắn là một ưu tiên (trong Năm APEC 2018).
Một ưu tiên khác đang ngày được quan tâm không chỉ trên thế giới mà còn trong APEC đó là sáng tạo kỹ thuật số. Vì vậy, chắc chắn đó sẽ là vấn đề được chú trọng nhiều hơn trong Năm APEC 2018 mà Papua New Guinea đăng cai./.
Ông David Toua: Tăng trưởng bao trùm rất quan trọng đối với rất nhiều nền kinh tế trong APEC. Rất nhiều trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC đã ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này. Đây cũng là một trong những ưu tiên hợp tác mà Việt Nam đề xuất trong Năm APEC 2017. Do vậy, Papua New Guinea sẽ đưa vấn đề này trở thành một ưu tiên hợp tác trong Năm APEC 2018.
-Theo ông, APEC cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm?
Ông David Toua: Đây là một khái niệm rộng lớn. Chúng ta cần xây dựng những chính sách về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và kỹ thuật số hóa nhằm giúp đưa thêm nhiều người tham gia vào nền kinh tế.
-Ông có bình luận gì về 20 khuyến nghị mà ABAC dự kiến sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC trong cuộc gặp sắp tới?
Ông David Toua: Có vẻ như những khuyến nghị này ủng hộ ý tưởng về tự do hóa thương mại và tăng trưởng bao trùm. Papua New Guinea sẽ ủng hộ phần lớn những khuyến nghị đó trong Năm APEC 2018.
-Ông đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam cho hội nghị lần này của ABAC?
Ông David Toua: Tôi nghĩ rằng công tác chuẩn bị của Việt Nam trong năm nay là tuyệt vời. Các bạn có một vị Chủ tịch rất rõ ràng. Ông ấy có sự tham vấn rộng rãi, và chương trình nghị sự của Việt Nam cũng rất rành mạch.
-Theo tôi được biết, Papua New Guinea sẽ là chủ nhà của Năm APEC 2018. Ông có thể cho biết những ưu tiên hợp tác mà Papua New Guinea dự kiến đề xuất cho sự kiện này?
Ông David Toua: Năm nay, Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC, năm ngoái là Peru và năm trước nữa là Philippines. Các nền kinh tế này đều ưu tiên cho tăng trưởng bền vững và chú trọng đến những tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Do đó, đây chắc chắn là một ưu tiên (trong Năm APEC 2018).
Một ưu tiên khác đang ngày được quan tâm không chỉ trên thế giới mà còn trong APEC đó là sáng tạo kỹ thuật số. Vì vậy, chắc chắn đó sẽ là vấn đề được chú trọng nhiều hơn trong Năm APEC 2018 mà Papua New Guinea đăng cai./.
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...