Liên minh kinh tế Á-Âu đạt chất lượng mới thông qua FTA với Việt Nam
Thứ sáu, 13-10-2017AsemconnectVietnam - Trang mạng của Câu lạc bộ trí tuệ chuyên gia Nga-Kazakhstan (iq.expert) số ra ngày 12/10 cho biết ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC 2017), Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” phối hợp cùng Hãng thông tấn Regnum sẽ tổ chức ở Moskva hội thảo bàn tròn với chủ đề “APEC 2017: Hướng đến Việt Nam” vào ngày 17/10 tới.
Về việc tại sao một diễn đàn quốc tế quan trọng như APEC lại quan tâm đến Việt Nam, trang mạng đã tiến hành phỏng vấn ông Grigory Trofimtruk - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu.
- Thưa ông Grigory Trofimtruk, một trong số các chủ đề sẽ được thảo luận tại Hội thảo bàn tròn giữa các chuyên gia hôm 17/10 tới là sự hợp tác với Việt Nam. Tại sao trong bối cảnh diễn đàn APEC sắp tới, tại sao ông lại cho rằng cần đặc biệt quan tâm tới quốc gia này trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Ông Grigory Trofimtruk: Việt Nam không chỉ là một trong số các đối tác của Nga ở khu vực then chốt châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga là đối tác chiến lược toàn diện.
Hơn nữa, trong cuộc gặp mới đây tại Moskva giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Vladimir Putin đã đề nghị thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị truyền thống và gọi mối quan hệ này là “đặc biệt.” Một trong số đó là sự kiện kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2019.
Và cuối cùng, sự chú ý dành cho Việt Nam là bởi đây là quốc gia chủ nhà tại sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 sắp tới. Chính vì vậy mà Việt Nam có sự khác biệt so với sự “rập khuôn” của các quốc gia trong khu vực. Đây là quốc gia có vị thế địa chính trị nhất định. Thậm chí, hiện nhiều người còn cảm thấy ngạc nhiên vì Việt Nam hiện còn chưa nằm trong số các quốc gia G20, bởi vì họ vẫn tưởng rằng lẽ ra Hà Nội phải nằm trong nhóm này từ trước đó.
- Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu. Theo ông, việc này xuất phát từ “mối quan hệ truyền thống tốt đẹp” trong lịch sử hay thực chất vai trò kinh tế và địa chính trị của Hà Nội?
Ông Grigory Trofimtruk: Tôi cho rằng hoài niệm về mối quan hệ Nga-Việt Nam luôn tồn tại. Đây là một yếu tố tích cực bởi nó cho phép chúng ta không chỉ có rất nhiều điều để nhớ, mà còn sử dụng yếu tố này làm cơ sở vững chắc cho mối quan hệ đó tiến lên phía trước, đạt tầm cao mới về chất. Chính điều này đã gắn kết mối quan hệ Liên Xô-Việt Nam và Nga-Việt Nam, mối quan hệ mà may mắn thay vẫn tồn tại sau khi Liên Xô tan rã.
Trên thực tế, năm 2017, Việt Nam bắt đầu hoạt động một cách đầy đủ trong khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và đưa Liên minh này đi đến một chất lượng mới, mở rộng ảnh hưởng tới tận các quốc gia Đông Nam Á - một trong những khu vực trọng điểm trên bản đồ hiện đại của thế giới. Và hiện chúng ta đang cùng nhau, bao gồm, tất nhiên là cả Kazakhstan và những đối tác khác của Liên minh kinh tế Á-Âu, cần phải nhận biết lợi thế này trên thực tế, để từ đó phát tuy tối đa các nguồn lực của quan hệ đối tác với Việt Nam. Trong trường hợp này, kinh tế có ý nghĩa quan trọng và là ưu tiên hàng đầu.
Và đã đến lúc phải hiểu rằng Việt Nam không chỉ là một quốc gia xinh đẹp, rất thu hút khách du lịch. Thông qua vai trò của Việt Nam trong Liên minh kinh tế Á-Âu, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, bao gồm cả việc khắc phục những khó khăn của khủng hoảng kinh tế liên tiếp. Việt Nam luôn cởi mở và sẵn sàng cho bất cứ đề xuất nào trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, và rất năng động.
Đối với địa chính trị, một lần nữa tôi xin nhấn mạnh khu vực Đông Nam Á có nhiều ý nghĩa địa chính trị quan trọng. Chỉ cần đề cập tới ý nghĩa là hành lang vận tải (bao gồm vận chuyển nguyên liệu) đang diễn ra ở đây. Và để khẳng định tiềm năng của quan hệ đối tác với Việt Nam, tôi xin đưa ra thêm một dẫn chứng nữa: theo số liệu thống kê không chính thức, người Việt Nam là một trong ba dân tộc trên thế giới có khả năng chống chọi lại với những vấn đề khó khăn, những tình huống thách thức phức tạp cao tốt nhất.
- Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Theo họ thì đây là một đất nước nông nghiệp, không có nguồn lực đáng kể cho những đột phá về kinh tế. Vậy trên thực tế thì sao, thưa ông? Những lĩnh vực nào mà Nga và Liên minh kinh tế Á-Âu đang hợp tác với Việt Nam có nhiều hứa hẹn nhất?
Ông Grigory Trofimtruk: Rõ ràng, Việt Nam đang duy trì được những chỉ số tích cực trong ngành nông nghiệp. Đất nước này đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên quy mô công nghiệp. Một trong những nhãn hiệu mới trên thế giới hiện nay là càphê Việt Nam, sau khi thử, nhiều người đã phải thừa nhận rằng trước đó họ “chưa từng uống càphê thực sự.”
Ngành công nghiệp Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những lĩnh vực mới. Nếu nói về các hoạt động trong kế hoạch đầu tư, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới, tác động trực tiếp tới tăng trưởng GDP của đất nước, vốn đang ở mức kỷ lục trong bối cảnh suy thoái chung của thế giới. Hơn nữa, Hà Nội còn đang tích cực hợp tác không chỉ với Nga, mà hai đối tác chính của nền kinh tế Việt Nam còn là Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam sẵn sàng phát triển bất kỳ lĩnh vực hợp tác nào có triển vọng tốt, và còn chưa kể đến những ngành truyền thống của đất nước này như công nghiệp nhẹ, điện tử.
Hiện giờ chúng ta có thể phát triển các dự án chung ở cấp độ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác liên khu vực. Mọi điều kiện cần thiết đã sẵn sàng để thực hiện điều này: các tỉnh thành Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các khu vực thuộc các quốc gia thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu.
Nguồn: vietnamplus.vn
- Thưa ông Grigory Trofimtruk, một trong số các chủ đề sẽ được thảo luận tại Hội thảo bàn tròn giữa các chuyên gia hôm 17/10 tới là sự hợp tác với Việt Nam. Tại sao trong bối cảnh diễn đàn APEC sắp tới, tại sao ông lại cho rằng cần đặc biệt quan tâm tới quốc gia này trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Ông Grigory Trofimtruk: Việt Nam không chỉ là một trong số các đối tác của Nga ở khu vực then chốt châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga là đối tác chiến lược toàn diện.
Hơn nữa, trong cuộc gặp mới đây tại Moskva giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Vladimir Putin đã đề nghị thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị truyền thống và gọi mối quan hệ này là “đặc biệt.” Một trong số đó là sự kiện kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2019.
Và cuối cùng, sự chú ý dành cho Việt Nam là bởi đây là quốc gia chủ nhà tại sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 sắp tới. Chính vì vậy mà Việt Nam có sự khác biệt so với sự “rập khuôn” của các quốc gia trong khu vực. Đây là quốc gia có vị thế địa chính trị nhất định. Thậm chí, hiện nhiều người còn cảm thấy ngạc nhiên vì Việt Nam hiện còn chưa nằm trong số các quốc gia G20, bởi vì họ vẫn tưởng rằng lẽ ra Hà Nội phải nằm trong nhóm này từ trước đó.
- Đồng thời, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu. Theo ông, việc này xuất phát từ “mối quan hệ truyền thống tốt đẹp” trong lịch sử hay thực chất vai trò kinh tế và địa chính trị của Hà Nội?
Ông Grigory Trofimtruk: Tôi cho rằng hoài niệm về mối quan hệ Nga-Việt Nam luôn tồn tại. Đây là một yếu tố tích cực bởi nó cho phép chúng ta không chỉ có rất nhiều điều để nhớ, mà còn sử dụng yếu tố này làm cơ sở vững chắc cho mối quan hệ đó tiến lên phía trước, đạt tầm cao mới về chất. Chính điều này đã gắn kết mối quan hệ Liên Xô-Việt Nam và Nga-Việt Nam, mối quan hệ mà may mắn thay vẫn tồn tại sau khi Liên Xô tan rã.
Trên thực tế, năm 2017, Việt Nam bắt đầu hoạt động một cách đầy đủ trong khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu và đưa Liên minh này đi đến một chất lượng mới, mở rộng ảnh hưởng tới tận các quốc gia Đông Nam Á - một trong những khu vực trọng điểm trên bản đồ hiện đại của thế giới. Và hiện chúng ta đang cùng nhau, bao gồm, tất nhiên là cả Kazakhstan và những đối tác khác của Liên minh kinh tế Á-Âu, cần phải nhận biết lợi thế này trên thực tế, để từ đó phát tuy tối đa các nguồn lực của quan hệ đối tác với Việt Nam. Trong trường hợp này, kinh tế có ý nghĩa quan trọng và là ưu tiên hàng đầu.
Và đã đến lúc phải hiểu rằng Việt Nam không chỉ là một quốc gia xinh đẹp, rất thu hút khách du lịch. Thông qua vai trò của Việt Nam trong Liên minh kinh tế Á-Âu, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, bao gồm cả việc khắc phục những khó khăn của khủng hoảng kinh tế liên tiếp. Việt Nam luôn cởi mở và sẵn sàng cho bất cứ đề xuất nào trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, và rất năng động.
Đối với địa chính trị, một lần nữa tôi xin nhấn mạnh khu vực Đông Nam Á có nhiều ý nghĩa địa chính trị quan trọng. Chỉ cần đề cập tới ý nghĩa là hành lang vận tải (bao gồm vận chuyển nguyên liệu) đang diễn ra ở đây. Và để khẳng định tiềm năng của quan hệ đối tác với Việt Nam, tôi xin đưa ra thêm một dẫn chứng nữa: theo số liệu thống kê không chính thức, người Việt Nam là một trong ba dân tộc trên thế giới có khả năng chống chọi lại với những vấn đề khó khăn, những tình huống thách thức phức tạp cao tốt nhất.
- Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Theo họ thì đây là một đất nước nông nghiệp, không có nguồn lực đáng kể cho những đột phá về kinh tế. Vậy trên thực tế thì sao, thưa ông? Những lĩnh vực nào mà Nga và Liên minh kinh tế Á-Âu đang hợp tác với Việt Nam có nhiều hứa hẹn nhất?
Ông Grigory Trofimtruk: Rõ ràng, Việt Nam đang duy trì được những chỉ số tích cực trong ngành nông nghiệp. Đất nước này đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên quy mô công nghiệp. Một trong những nhãn hiệu mới trên thế giới hiện nay là càphê Việt Nam, sau khi thử, nhiều người đã phải thừa nhận rằng trước đó họ “chưa từng uống càphê thực sự.”
Ngành công nghiệp Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những lĩnh vực mới. Nếu nói về các hoạt động trong kế hoạch đầu tư, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới, tác động trực tiếp tới tăng trưởng GDP của đất nước, vốn đang ở mức kỷ lục trong bối cảnh suy thoái chung của thế giới. Hơn nữa, Hà Nội còn đang tích cực hợp tác không chỉ với Nga, mà hai đối tác chính của nền kinh tế Việt Nam còn là Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam sẵn sàng phát triển bất kỳ lĩnh vực hợp tác nào có triển vọng tốt, và còn chưa kể đến những ngành truyền thống của đất nước này như công nghiệp nhẹ, điện tử.
Hiện giờ chúng ta có thể phát triển các dự án chung ở cấp độ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác liên khu vực. Mọi điều kiện cần thiết đã sẵn sàng để thực hiện điều này: các tỉnh thành Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các khu vực thuộc các quốc gia thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do với 5 nước
FTA Việt Nam-EAEU thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại song phương
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất MSEAP 3
'Chất xúc tác' thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu thúc đẩy hợp tác song phương
VN-EAEU FTA với các dòng thuế đang về 0%: Lợi thế và thách thức
Một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng quy định trong FTA Việt Nam-EAEU
Tận dụng cơ hội từ FTA Việt Nam- EAEU
Nhìn lại một năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực
Cơ hội thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu
Nước Nga trong quá trình hội nhập Liên minh Kinh tế Á Âu
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Phiên họp đầu tiên Ủy ban hỗn hợp về FTA giữa Việt Nam và EAEU
Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga tận dụng lợi thế từ FTA
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...