Hiệp định ASEAN – Hong Kong: Có ý nghĩa gì cho Hong Kong và Singapore
Thứ ba, 26-9-2017AsemconnectVietnam - ASEAN và Hong Kong đã thiết lập ngày ký hiệp định thương mại và đầu tư được mong đợi sau 4 năm dài đàm phán. Đây là thông báo của một quan chức chính phủ Philippine trong cuộc họp gần đây của ASEAN diễn ra tại Manila.
Không may là, không có thêm chi tiết nào về Hiệp định này được tiết lộ. Nhưng đối với Hong Kong, càng đi vào chi tiết càng phức tạp.
Hong Kong đang gặp nhiều khó khăn. Khu vực này đang muốn chấm dứt tình trạng giảm không phanh của lượng hàng hóa đi qua khu vực nay và mong muốn chấm dứt việc đang mất dần vị trí trung tâm cho các giao dịch liên quan đến Trung Quốc.
Hong Kong luôn là trung tâm cho các giao dịch liên quan đến Trung Quốc. Lý do tồn tại trung tâm này cũng còn gây nhiều tranh cãi. Chi biết, tăng trưởng ấn tượng và ổn định trong mấy chục năm qua, đó chính là câu chuyện thành công của Hong Kong.
Nhưng trong vòng 6, 7 năm trở lại đây, mọi chuyện đã thay đổi. Trong thời gian này, thương mại toàn cầu giảm sút, nhưng giao dịch trong nội bộ châu Á lại tăng trưởng. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, giao dịch nội khối của châu Á vượt hẳn so với giao dịch giữa châu Á và Bắc Mỹ, và cũng làm lu mờ giao dịch giữa 2 châu lục Á – Âu trong tổng kim ngạch thương mại năm 2012. Tỷ trọng giao dịch nội khối châu Á tăng đều đặn mỗi năm kể từ thời điểm đó.
Trong giao dịch nội khối của châu Á, quan hệ giao thương mạnh nhất chính là giữa Trung Quốc và khối ASEAN. Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại bên ngoài lớn nhất của khối ASEAN, chiếm hơn 15% trong tổng kim ngạch giữa ASEAN với các đối tác, theo số liệu năm 2015.
Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì ASEAN và Trung Quốc đã ký kết một Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào năm 2010, và Hiệp định này không bao gồm Hong Kong. Hiệp định lại còn công khai làm thất vọng Hong Kong khi không còn sử dụng Hong Kong làm trung tâm chính để kết nối giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc.
Có thể người ta sẽ thắc mắc ngay là, làm thế nào mà một FTA giữa ASEAN và Trung Quốc lại có thể loại trừ, hoặc thậm chí gây thiệt hại đến một đặc khu tự trị của Trung Quốc là Hong Kong? Đó là bởi vì Hong Kong có hệ thống hải quan riêng.
Bản thân Hong Kong cũng là một thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Hong Kong đàm phán và thực thi các Thỏa thuận quốc tế như là một chủ thể độc lập với các khu vực khác về hệ thống thuế và hải quan.
Vấn đề nảy sinh khi xuất hiện FTA Trung Quốc – ASEAN. Cũng giống như hầu hết các FTA khác, thường đòi hỏi hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước thành viên của Hiệp định, và hàng hóa phải được xuất đi trực tiếp từ một trong các nước đó.
Vì vậy, hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc từ ASEAN hoặc hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào ASEAN, sẽ phải cần được chuyển hàng trực tiếp từ một quốc gia thành viên ASEAN đến Trung Quốc hoặc chuyển trực tiếp từ Trung Quốc đến một quốc gia thành viên ASEAN. Và tất nhiên, Hong Kong không nằm trong các nước thành viên. Nhưng Singapore thì lại có.
Kết quả là, tuyến giao thương phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên thế giới, giữa Trung Quốc và ASEAN, thực chất là đã làm giàu cho Singapore trên “mồ hôi nước mắt” của Hong Kong.
Về phía Hong Kong, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hong Kong. ASEAN cũng nằm trong nhóm 10 điểm đến cho dòng FDI của Hong Kong.
Vì vậy, đứng trên lập trường của Hong Kong, FTA giữa Hong Kong – ASEAN cũng như Hiệp định đầu tư là thắng lợi lớn cho riêng Hong kong. Theo lời ngài Edward Yau, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế Hong Kong, thì “Các Hiệp định sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt hơn để tiếp cận thị trường ASEAN, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và củng cố hơn nữa dòng chảy thương mại lẫn đầu tư”.
Singapore thì có vẻ nhận định thẳng vào vấn đề hơn. Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore – Lawrence Wong, đã trích dẫn câu nói “Singapore và Hong Kong đang cạnh tranh lành mạnh lẫn nhau. Nhưng cuộc cạnh tranh này không phải là trò chơi được ăn cả ngã về không”.
Chính phủ Singapore đã nhận định đúng đắn về mối quan hệ tương quan giữa Hong Kong và Singapore, bởi vì cả hai nước đều liên quan đến các giao dịch thương mại của Trung Quốc.
Hong Kong đã từng là cảng Container đông đúc nhất thế giới. Nhưng năm ngoái, Hong Kong đã rớt xuống vị trí thứ năm.
Khi so sánh với Hong Kong, thống kê về hàng hóa thông qua của Singapore lại ổn định hơn. Singapore đã và đang giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về khối lượng hàng hóa qua cảng, chỉ đứng sau Thượng Hải và đứng trước hai cảng khác - cảng Thâm Quyến và cảng Ninh Ba. Và cả 3 cảng trên đều nằm trên lục địa Trung Quốc.
Việc 4 cảng hàng đầu đều nằm ở châu Á và Trung Quốc không có gì là lạ. Dĩ nhiên, vẫn có những nguyên nhân khác lí giải tình trạng này. Nhưng Singapore, một nền kinh tế dựa phần lớn vào dịch vụ, đã đặt mình vào vị trí trung tâm cho thương mại hàng hóa trong lòng châu Á, và là trung tâm thương mại quan trọng cho các giao dịch liên quan đến Trung Quốc – mà trước đây Hong Kong từng giữ vai trò này.
Thực tế, số liệu thống kê vừa mới công bố trong tuần này cho thấy các mặt hàng xuất khẩu (trừ dầu mỏ) của Singapore đã tăng mạnh lên hơn 17%, chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong sản lượng cũng như nhu cầu nội địa của Trung Quốc.
Có những lời bàn tán rằng FTA ASEAN – Trung Quốc đã giúp đỡ Singapore trở thành trung tâm giao thương. Không rõ những lời bàn tán ấy ra sao, chỉ biết rằng Hong Kong đã và đang trực tiếp mất dần vị trí trung tâm giao thương với Trung Quốc vào tay Singapore.
Việc thực thi FTA ASEAN – Hong Kong sẽ không thể ngay lập tức thay đổi dòng chảy thương mại qua Singapore hay Hong Kong. Suy cho cùng, Singapore vẫn được xem là “cảng sân nhà” của các liên minh hãng tàu lớn. Điều này rõ ràng giúp đảm bảo cho giao dịch thương mại của trung tâm xuất nhập khẩu này tiếp tục phát triển trong tương lai gần.
Vậy thì Hong Kong và tương lai của ngành cảng biển - một phần gốc rễ và chính yếu của kinh tế Hong Kong – sẽ ra sao?
Liệu một FTA với các ưu đãi về thuế trên hàng hóa có xuất xứ ASEAN vào Hong Kong sẽ là một cứu cánh cho nền kinh tế của thành phố này? Không may là, lợi ích đó là rất nhỏ.
Hoặc có lẽ, ở chiều ngược lại, Hong Kong sẽ hưởng lợi từ các ưu đãi thuế tuyệt vời cho hàng hóa có xuất xứ Hong Kong vào thị trường ASEAN? Nhưng một lần nữa, không may là lợi ích từ các thương vụ đó cũng không đáng là bao. Vì Hong Kong không được biết đến cả về nông nghiệp, công nghiệp sản xuất lẫn tài nguyên thiên nhiên.
Hong Kong được lợi gì từ FTA với ASEAN?
Nếu vậy thì, tại sao Hong Kong nên quan tâm đến một FTA với ASEAN? Đó là bởi vì việc Hong Kong có còn tiếp tục giữ vai trò là cảng trung tâm cho các giao dịch liên quan đến Trung Quốc hay không, phụ thuộc vào việc liệu Hong Kong có thể ký được một Hiệp định đã được “đo ni đóng giầy” để tiếp cận với FTA Trung Quốc – ASEAN, hay không.
Hiệp định này có thể sẽ thuận lợi hóa cho giai đoạn trung chuyển, lưu kho ở Hong Kong khi hàng hóa lưu thông qua lại giữa Trung Quốc và ASEAN. Hiệp định sẽ cho phép sử dụng hóa đơn của bên thứ ba của các công ty thương mại ở Hong Kong thay cho bên mua, bên bán ở Trung Quốc và ASEAN; Hiệp định cũng có thể thuận lợi hóa việc chứng nhận xuất xứ đối với các hàng hóa của Hong Kong mà có xuất xứ từ Trung Quốc hay ASEAN.
Các chi tiết vụn vặt của FTA ASEAN – Hong Kong sẽ là nhân tố chính quyết định liệu Hong Kong có giữ lại được vai trò truyền thống là trung tâm thương mại cho các giao dịch liên quan đến Trung Quốc hay không.
Chi tiết của đàm phán không được tiết lộ. Bộ Công nghiệp và Thương mại của Hong Kong đang nhận được lời chỉ trích từ dân chúng về những điểm đàm phán trong thỏa thuận. Bộ này cũng không nhận được các hưởng không tích cực từ các doanh nghiệp Hong Kong.
Thật đáng thất vọng và ngạc nhiên chỉ hơn 5% GDP của Hong Kong lại bị phụ thuộc vào các chi tiết trong FTA ASEAN – Hong Kong.
Nguồn: hoinhap.org.vn
AHKFTA tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
FTA ASEAN-Trung Quốc và Hồng Kông: Đừng để doanh nghiệp Việt Nam ngó nhìn lợi ích
ASEAN-Hong Kong hoàn tất đàm phán FTA và thỏa thuận đầu tư
Hồng Kông kỳ vọng ký kết FTA với ASEAN cuối năm nay
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...