APEC 2017: Thúc đẩy tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ với kinh tế số
Thứ tư, 13-9-2017AsemconnectVietnam - Trong khuôn khổ Tuần lễ Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC 2017 và các cuộc họp liên quan, ngày 12/9, Hội thảo APEC về tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với kinh tế số đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, bà Jillian DeLuna (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của APEC, hội thảo sẽ bàn thảo giải pháp tạo thuận lợi, tận dụng dòng thông tin và tăng cường kỹ năng kỹ thuật số để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa gia nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số.
Theo bà Jillian DeLuna, nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, đồng thời đem lại sự phát triển bình đẳng, bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ sự hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang gặp khó khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế kỹ thuật số do những khó khăn về truy cập Internet và truyền dẫn băng thông rộng, tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như các kiến thức cơ bản về phát triển, hiện diện trực tuyến và chi phí đắt đỏ của các thiết bị công nghệ thông tin, bà Jillian DeLuna cho biết thêm.
Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi về thực trạng kinh tế số trong APEC, các cơ hội trong nền kinh tế số rất quan trọng đối với các MSME và những trở ngại có thể gặp phải ở thời điểm hiện tại.
Các đại biểu cũng trao đổi những việc APEC đã làm trong lĩnh vực này cho tới thời điểm hiện tại, cũng như những gì mà ASEAN đang làm để khuyến khích các MSME tham gia vào nền kinh tế số.
Hội thảo cũng đánh giá về những yếu tố chính để tăng cường trình độ kỹ thuật số, thảo luận về các nguyên tác thúc đẩy kinh tế số, nghiên cứu sáng kiến thành công, khuyến khích sự phát triển các nội dung, ứng dụng và dịch vụ nội địa, để đảm bảo giá trị kinh tế xã hội cho nền kinh tế kỹ thuật số với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực.
Các đại biểu tập trung thảo luận biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận, kết nối của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa: thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược nhằm đạt được luồng thông tin tự do giữa các nước cũng như những thị trường mở và có tính cạnh tranh. Nghiên cứu ví dụ điển hình của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong APEC phụ thuộc vào luồng thông tin qua biên giới để truy cập nền kinh tế số trong các hoạt động kinh doanh.
Các tham luận viên cũng sẽ đề cập đến những thách thức và những hạn chế tác động đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc phát huy quyền truy cập kinh tế số.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về những thách thức và khó khăn chính trong tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; những giải pháp tiềm năng để nâng cao trình độ kỹ thuật số và tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin giữa các thành viên APEC.
Trao đổi với bên lề hội thảo, Luật sư Trần Thanh, Công ty Luật Nelson và cộng sự cho rằng hội thảo là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi, lĩnh hội tư duy đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp tên tuổi đến từ các nước phát triển. Các sản phẩm công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, lao động nhân công và thay đổi rất lớn đối với cả thế giới. Nền kinh tế mỗi quốc gia có phát triển hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào khoa học công nghệ. Việt Nam vẫn đang yếu về khoa học công nghệ nên giá trị gia tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu chưa cao.
Đơn cử, để tạo ra được giá trị 20 triệu đồng, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phải xuất khẩu hàng chục tấn gạo nhưng với các nước phát triển công nghệ, chỉ cần sản xuất chiếc điện thoại thông minh hoặc một vài thiết bị điện tử.
"Vì thế, Việt Nam không thể đứng ngoài mà phải tận dụng cơ hội chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu mang lại nhưng cũng phải vượt qua nhiều thách thức. Muốn vậy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ phải cần đến chính sách ưu đãi của Chính phủ để có thể sáng tạo, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại và đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước," luật sư Trần Thanh chia sẻ./.
Theo bà Jillian DeLuna, nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, đồng thời đem lại sự phát triển bình đẳng, bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ sự hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang gặp khó khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế kỹ thuật số do những khó khăn về truy cập Internet và truyền dẫn băng thông rộng, tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân cũng như các kiến thức cơ bản về phát triển, hiện diện trực tuyến và chi phí đắt đỏ của các thiết bị công nghệ thông tin, bà Jillian DeLuna cho biết thêm.
Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi về thực trạng kinh tế số trong APEC, các cơ hội trong nền kinh tế số rất quan trọng đối với các MSME và những trở ngại có thể gặp phải ở thời điểm hiện tại.
Các đại biểu cũng trao đổi những việc APEC đã làm trong lĩnh vực này cho tới thời điểm hiện tại, cũng như những gì mà ASEAN đang làm để khuyến khích các MSME tham gia vào nền kinh tế số.
Hội thảo cũng đánh giá về những yếu tố chính để tăng cường trình độ kỹ thuật số, thảo luận về các nguyên tác thúc đẩy kinh tế số, nghiên cứu sáng kiến thành công, khuyến khích sự phát triển các nội dung, ứng dụng và dịch vụ nội địa, để đảm bảo giá trị kinh tế xã hội cho nền kinh tế kỹ thuật số với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực.
Các đại biểu tập trung thảo luận biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận, kết nối của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa: thảo luận về tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược nhằm đạt được luồng thông tin tự do giữa các nước cũng như những thị trường mở và có tính cạnh tranh. Nghiên cứu ví dụ điển hình của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong APEC phụ thuộc vào luồng thông tin qua biên giới để truy cập nền kinh tế số trong các hoạt động kinh doanh.
Các tham luận viên cũng sẽ đề cập đến những thách thức và những hạn chế tác động đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc phát huy quyền truy cập kinh tế số.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về những thách thức và khó khăn chính trong tiếp cận với nền kinh tế kỹ thuật số cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; những giải pháp tiềm năng để nâng cao trình độ kỹ thuật số và tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin giữa các thành viên APEC.
Trao đổi với bên lề hội thảo, Luật sư Trần Thanh, Công ty Luật Nelson và cộng sự cho rằng hội thảo là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi, lĩnh hội tư duy đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp tên tuổi đến từ các nước phát triển. Các sản phẩm công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, lao động nhân công và thay đổi rất lớn đối với cả thế giới. Nền kinh tế mỗi quốc gia có phát triển hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào khoa học công nghệ. Việt Nam vẫn đang yếu về khoa học công nghệ nên giá trị gia tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu chưa cao.
Đơn cử, để tạo ra được giá trị 20 triệu đồng, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phải xuất khẩu hàng chục tấn gạo nhưng với các nước phát triển công nghệ, chỉ cần sản xuất chiếc điện thoại thông minh hoặc một vài thiết bị điện tử.
"Vì thế, Việt Nam không thể đứng ngoài mà phải tận dụng cơ hội chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu mang lại nhưng cũng phải vượt qua nhiều thách thức. Muốn vậy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ phải cần đến chính sách ưu đãi của Chính phủ để có thể sáng tạo, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại và đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước," luật sư Trần Thanh chia sẻ./.
Nguồn: vietnamplus.vn
APEC 2017 – Dấu ấn Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
Đà Nẵng thành công trong quảng bá hình ảnh của năm APEC 2017
Năm APEC 2017: Mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
Bài viết của Chủ tịch nước về thành công của Năm APEC 2017
APEC 2017: Báo chí Arab đánh giá tích cực vai trò chủ nhà của Việt Nam
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng
Bài phát biểu của Chủ tịch nước về kết quả Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng
Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi các lãnh đạo cấp cao APEC
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Đối thoại APEC-ABAC
APEC 2017: Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ sớm ký kết Hiệp định RCEP
Việt Nam ưu tiên củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số
Tính đến giữa tháng 2/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt giá trị 10,5 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm ...Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng ...
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và ...